Kiểm toán viên nhà nước bị kết tội bằng bản án của Tòa án có bị miễn nhiệm kiểm toán viên nhà nước hay không?
- Kiểm toán viên nhà nước bị kết tội bằng bản án của Tòa án có bị miễn nhiệm kiểm toán viên nhà nước hay không?
- Kiểm toán viên nhà nước có bắt buộc phải giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán không?
- Kiểm toán viên nhà nước bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào theo quy định pháp luật?
Kiểm toán viên nhà nước bị kết tội bằng bản án của Tòa án có bị miễn nhiệm kiểm toán viên nhà nước hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về miễn nhiệm Kiểm toán viên nhà nước cụ thể như sau:
Miễn nhiệm Kiểm toán viên nhà nước
1. Kiểm toán viên nhà nước được miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành;
b) Vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Kiểm toán viên nhà nước bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
b) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này;
c) Vi phạm phẩm chất đạo đức Kiểm toán viên nhà nước;
d) Không hoàn thành nhiệm vụ ở ngạch bổ nhiệm;
đ) Có bằng chứng phát hiện người đã được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên nhà nước có gian lận trong thi cử, hồ sơ bổ nhiệm vào ngạch.
Như vậy, kiểm toán viên nhà nước sẽ bị miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Theo đó, kiểm toán viên nhà nước bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật sẽ bị miễn nhiệm kiểm toán viên nhà nước.
Kiểm toán viên nhà nước bị kết tội bằng bản án của Tòa án có bị miễn nhiệm kiểm toán viên nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Kiểm toán viên nhà nước có bắt buộc phải giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán không?
Theo quy định tại Điều 22 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 có quy định về trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước như sau:
Trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước
1. Thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được phân công; đưa ra ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán.
2. Tuân thủ pháp luật, nguyên tắc hoạt động, chuẩn mực, quy trình, nghiệp vụ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và các quy định khác có liên quan của Tổng Kiểm toán nhà nước.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những bằng chứng, đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán.
4. Thu thập bằng chứng kiểm toán, ghi nhận và lưu giữ tài liệu làm việc của Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
5. Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán.
6. Xuất trình thẻ Kiểm toán viên nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
7. Thường xuyên học tập, rèn luyện để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp; thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hằng năm theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
8. Báo cáo kịp thời, đầy đủ với người ra quyết định thành lập Đoàn kiểm toán khi có trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật này và các tình huống khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập của Kiểm toán viên nhà nước.
Như vậy, trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước đã được quy định cụ thể theo quy định nêu trên. Theo đó, kiểm toán viên nhà nước có trách nhiệm giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán.
Do đó, kiểm toán viên nhà nước bắt buộc phải giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán.
Kiểm toán viên nhà nước bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm cụ thể như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước:
a) Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán;
b) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán;
c) Đưa, nhận, môi giới hối lộ;
d) Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi;
e) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán;
g) Tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả kiểm toán chưa được công bố chính thức.
...
Theo quy định nêu trên, kiểm toán viên nhà nước bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
- Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán;
- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán;
- Đưa, nhận, môi giới hối lộ;
- Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi;
- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán;
- Tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả kiểm toán chưa được công bố chính thức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết về chất lượng sản phẩm hàng hóa? Tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?
- Mẫu báo cáo khối lượng thi công xây dựng? Khối lượng thi công xây dựng được tính toán như thế nào?
- Mức thưởng định kỳ hằng năm cao nhất cho người lao động hợp đồng 111 thuộc danh sách trả lương của Bộ Nội vụ là bao nhiêu?
- Người lao động có được tham gia quản lý Công ty Mua bán nợ Việt Nam thông qua hình thức tổ chức Công đoàn không?
- Chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt có cần phải lập chứng từ hay không? Yêu cầu chung về quản lý chất thảo rắn sinh hoạt là gì?