Kiểm toán nhà nước làm việc theo nguyên tắc nào? Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm về giải quyết công việc như thế nào?
Kiểm toán nhà nước làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1278/QĐ-KTNN năm 2016, có quy định về nguyên tắc làm việc như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. KTNN làm việc theo chế độ Thủ trưởng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, thông suốt của Tổng KTNN đối với các lĩnh vực công tác của KTNN; mọi hoạt động của KTNN đều phải tuân theo quy định của pháp luật và của KTNN.
2. Phân công, phân cấp rõ ràng, đề cao trách nhiệm và phát huy tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị, cá nhân. Trong phân công công việc, mỗi việc chỉ giao một đơn vị thực hiện, trường hợp công việc liên quan đến nhiều đơn vị thì giao một đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm. Công việc được giao cho đơn vị nào thì Thủ trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm chính về công việc được giao.
3. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được phân công; tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác, Quy chế làm việc của KTNN, của đơn vị, trừ trường hợp đột xuất hoặc có yêu cầu của cơ quan cấp trên.
4. Bảo đảm phát huy năng lực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
5. Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động của KTNN.
Như vậy, theo quy định trên thì Kiểm toán nhà nước làm việc tập trung dân chủ, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, thông suốt của Tổng Kiểm toán nhà nước đối với các lĩnh vực công tác của Kiểm toán nhà nước; mọi hoạt động của Kiểm toán nhà nước đều phải tuân theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước.
Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm về giải quyết công việc như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1278/QĐ-KTNN năm 2016, có quy định về Tổng Kiểm toán nhà nước như sau:
Tổng Kiểm toán nhà nước
1. Trách nhiệm giải quyết công việc:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành toàn diện KTNN thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của Hiến pháp, Luật KTNN.
b) Chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo tình hình công tác trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội. Chịu trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ về các công việc liên quan đến tình hình thực hiện nhiệm vụ của KTNN và tình hình liên quan đến KTNN.
c) Chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác để giải quyết các công việc liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN hoặc để thực hiện các nhiệm vụ do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác yêu cầu.
d) Phân công công việc cho các Phó Tổng KTNN; phân cấp, ủy quyền cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc KTNN thực hiện một số công việc cụ thể theo quy định; khi Tổng KTNN vắng mặt, ủy quyền cho một Phó Tổng KTNN thay Tổng KTNN điều hành và giải quyết công việc của KTNN.
đ) Chỉ đạo việc hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của KTNN, hoạt động của các đơn vị trực thuộc KTNN trong việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ được phân công, phân cấp thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của KTNN;
e) Xem xét, quyết định việc kiểm toán khi có đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức không có trong kế hoạch kiểm toán năm của Kiểm toán nhà nước.
g) Ký các văn bản thuộc thẩm quyền.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm về giải quyết công việc như sau:
- Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành toàn diện KTNN thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của Hiến pháp, Luật KTNN.
- Chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo tình hình công tác trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội. Chịu trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ về các công việc liên quan đến tình hình thực hiện nhiệm vụ của KTNN và tình hình liên quan đến KTNN.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác để giải quyết các công việc liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN hoặc để thực hiện các nhiệm vụ do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác yêu cầu.
- Phân công công việc cho các Phó Tổng KTNN; phân cấp, ủy quyền cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc KTNN thực hiện một số công việc cụ thể theo quy định; khi Tổng KTNN vắng mặt, ủy quyền cho một Phó Tổng KTNN thay Tổng KTNN điều hành và giải quyết công việc của KTNN.
- Chỉ đạo việc hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của KTNN, hoạt động của các đơn vị trực thuộc KTNN trong việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ được phân công, phân cấp thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của KTNN;
- Xem xét, quyết định việc kiểm toán khi có đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức không có trong kế hoạch kiểm toán năm của Kiểm toán nhà nước.
- Ký các văn bản thuộc thẩm quyền
Phạm vi giải quyết công việc của Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1278/QĐ-KTNN năm 2016, có quy định về Tổng Kiểm toán nhà nước như sau:
Tổng Kiểm toán nhà nước
…
2. Phạm vi giải quyết công việc:
a) Những công việc thuộc thẩm quyền quy định trong Hiến pháp, Luật KTNN, các văn bản pháp luật liên quan và những công việc quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Những công việc do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc yêu cầu thực hiện.
c) Trực tiếp giải quyết một số việc đã phân công cho Phó Tổng KTNN nhưng Tổng KTNN thấy cần thiết phải giải quyết vì nội dung có tính chất cấp bách hoặc quan trọng hoặc do Phó Tổng KTNN được phân công vắng mặt; những việc liên quan đến từ hai Phó Tổng KTNN trở lên nhưng các Phó Tổng KTNN có ý kiến khác nhau.
d) Ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị ký văn bản giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Tổng KTNN.
đ) Quyết định công tác tổ chức và cán bộ.
e) Trong trường hợp cần thiết, Tổng KTNN quyết định điều chỉnh, hủy bỏ quyết định của Phó Tổng KTNN khi xét thấy không đúng quy định pháp luật hoặc không đúng với chỉ đạo của Tổng KTNN.
Như vậy, thì phạm vi giải quyết công việc của Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định theo quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đoạn văn nghị luận về ô nhiễm môi trường ngắn gọn? Có mấy hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường?
- Tổng hợp mẫu bản luận cứ trong vụ án dân sự dành cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn?
- Mẫu hợp đồng ngoại thương mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu hợp đồng ngoại thương file word? Hợp đồng ngoại thương là gì?
- Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng gì? Khi nào Cảnh sát biển Việt Nam được hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam?
- Tổ chức đăng ký chứng khoán tại VSDC là tổ chức nào? Thông tin về tổ chức đăng ký chứng khoán tại VSDC?