Kiểm toán nhà nước khu vực 5 thuộc Kiểm toán nhà nước có được quyền thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán không?
Kiểm toán nhà nước khu vực 5 thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 1354/QĐ-KTNN năm 2020 quy định về vị trí và chức năng của Kiểm toán nhà nước khu vực 5 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Kiểm toán nhà nước khu vực V là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, có chức năng giúp Tổng Kiểm toán nhà nước đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên địa bàn khu vực theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước, cụ thể gồm các đối tượng sau:
a) Các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn khu vực;
b) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức của địa phương trên địa bàn khu vực có quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công;
c) Các công trình, dự án đầu tư do Ủy ban nhân dân các cấp hoặc do các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân các cấp làm chủ đầu tư trên địa bàn khu vực;
d) Các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ vốn điều lệ do các cấp có thẩm quyền của chính quyền địa phương thành lập thuộc địa bàn khu vực;
đ) Kiểm toán một số đối tượng khác theo chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Kiểm toán nhà nước khu vực V có trụ sở đặt tại thành phố Cần Thơ; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp trong ngân sách chung của Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, Kiểm toán nhà nước khu vực 5 thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Kiểm toán nhà nước khu vực 5 thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Việc thành lập, giải thể các đơn vị cấp phòng thuộc Kiểm toán nhà nước khu vực 5 do ai quyết định?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Quyết định 1354/QĐ-KTNN năm 2020 quy định về tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước khu vực 5 như sau:
Tổ chức
...
2. Kiểm toán nhà nước khu vực V gồm có: Kiểm toán trưởng, các Phó Kiểm toán trưởng, Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, các Phó Chánh Văn phòng, các Phó trưởng phòng, các công chức và người lao động.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức công chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước khu vực V được thực hiện theo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước.
3. Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực V quy định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
4. Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị cấp phòng thuộc Kiểm toán nhà nước khu vực V do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực V.
Như vậy, theo quy định, việc thành lập, giải thể các đơn vị cấp phòng thuộc Kiểm toán nhà nước khu vực 5 do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực 5.
Kiểm toán nhà nước khu vực 5 có được quyền thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán không?
Căn cứ khoản 12 Điều 2 Quyết định 1354/QĐ-KTNN năm 2020 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán nhà nước khu vực 5 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
12. Khi tổ chức và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán nhà nước khu vực V có quyền:
...
e) Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước và kiểm toán viên nhà nước;
g) Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước trưng cầu giám định về chuyên môn khi cần thiết;
h) Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị; chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về tính trung thực của số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện;
i) Thông qua hoạt động kiểm toán, đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, địa phương và các cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật;
k) Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân và cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị.
...
Như vậy, theo quy định, Kiểm toán nhà nước khu vực 5 không được quyền thuê doanh nghiệp kiểm toán mà chỉ được đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị.
Kiểm toán nhà nước khu vực 5 phải chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về tính trung thực của số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Theo chính sách của Nhà nước về an ninh mạng, không gian mạng được xây dựng thế nào theo quy định?
- Vi phạm hành chính về quản lý thuế là gì? Miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế trong trường hợp nào?
- Khách hàng trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là ai?
- Ngoài hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam, đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu còn có đối tượng nào?
- Hiện nay, có thể tố giác tội phạm về lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng trên ứng dụng VNeID chưa?