Kiểm toán nhà nước có quyền yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán được thuê thay thế kiểm toán viên hay không?
- Kiểm toán nhà nước có quyền yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán được thuê thực hiện kiểm toán thay thế kiểm toán viên hay không?
- Kiểm toán viên thuộc doanh nghiệp kiểm toán được Kiểm toán nhà nước thuê thực hiện kiểm toán có những trách nhiệm gì?
- Kiểm toán viên thuộc doanh nghiệp kiểm toán được thuê thực hiện kiểm toán từ Kiểm toán nhà nước có những quyền hạn nào?
Kiểm toán nhà nước có quyền yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán được thuê thực hiện kiểm toán thay thế kiểm toán viên hay không?
Theo điểm b khoản 2 Điều 12 Quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1250/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
...
2. Quyền hạn:
...
b) Yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán thay thế kiểm toán viên hành nghề khi có dấu hiệu cho thấy thành viên đó vi phạm chuẩn mực, quy trình kiểm toán, quy định quản lý chuyên môn hoặc vi phạm các quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Kiểm toán nhà nước có quyền yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán thay thế kiểm toán viên hành nghề khi có dấu hiệu cho thấy thành viên đó vi phạm chuẩn mực, quy trình kiểm toán, quy định quản lý chuyên môn hoặc vi phạm các quy định của pháp luật.
Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Kiểm toán viên thuộc doanh nghiệp kiểm toán được Kiểm toán nhà nước thuê thực hiện kiểm toán có những trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của Kiểm toán viên thuộc doanh nghiệp kiểm toán được thuê từ Kiểm toán nhà nước được quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 14 Quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1250/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm toán về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được phân công; đưa ra ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán trên cơ sở thu thập đầy đủ và đánh giá các bằng chứng kiểm toán thích hợp.
- Tuân thủ pháp luật, nguyên tắc hoạt động, chuẩn mực, quy trình Kiểm toán nhà nước, quy tắc ứng xử của kiểm toán viên và các quy định khác có liên quan của Kiểm toán nhà nước.
- Chịu trách nhiệm trước Kiểm toán nhà nước và trước pháp luật về những bằng chứng, đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị của mình.
- Thu thập bằng chứng kiểm toán và các tài liệu làm việc khác theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
- Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán.
- Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán viên phải xuất trình giấy giới thiệu, giấy chứng nhận đăng ký hành nghề do Bộ Tài chính cấp và chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước.
- Báo cáo kịp thời và đầy đủ với người đứng đầu doanh nghiệp kiểm toán và người ra quyết định thành lập Đoàn kiểm toán khi có trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1250/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:.
- Khi có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị doanh nghiệp kiểm toán xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo Hợp đồng ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán và quy định của pháp luật có liên quan.
Kiểm toán viên thuộc doanh nghiệp kiểm toán được thuê thực hiện kiểm toán từ Kiểm toán nhà nước có những quyền hạn nào?
Theo điểm 1.2 khoản 1 Điều 14 Quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1250/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Kiểm toán viên thuộc doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán
1. Kiểm toán viên thuộc doanh nghiệp kiểm toán được thuê thực hiện kiểm toán có trách nhiệm và quyền hạn sau:
...
1.2. Quyền hạn:
a) Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ.
b) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước.
c) Kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến nội dung kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước.
d) Quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước.
Theo đó, kiểm toán viên thuộc doanh nghiệp kiểm toán được thuê thực hiện kiểm toán có trách nhiệm và quyền hạn sau:
- Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ.
- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước.
- Kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến nội dung kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước.
- Quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 trường hợp không được dạy thêm tổ chức dạy thêm theo Thông tư 29/2024 thế nào? Việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường được quy định ra sao?
- Hướng dẫn vào thi tracnghiem baoquangninh vn Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh?
- Mâm ngũ quả là gì? Cúng mâm ngũ quả vào mùng mấy Tết Âm lịch? Tết Âm lịch nhằm ngày mấy Dương lịch?
- Làn đường là gì? Những lưu ý khi sử dụng làn đường từ năm 2025 dành cho người tham gia giao thông?
- Chỉ số DXY là gì? Thành phần tạo nên chỉ số DXY? Giao dịch ngoại tệ được thực hiện thông qua hình thức nào?