Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 trực thuộc Kiểm toán nhà nước có được quyền giải quyết kiến nghị, khiếu nại của đơn vị được kiểm toán không?
Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 trực thuộc Kiểm toán nhà nước có chức năng gì?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 1376/QĐ-KTNN năm 2020 quy định về vị trí và chức năng của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 như sau:
Vị trí và chức năng
Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, có chức năng giúp Tổng Kiểm toán nhà nước đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các doanh nghiệp có vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập và các doanh nghiệp do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là đại diện chủ sở hữu (trừ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính, tín dụng, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn tài chính - kế toán - kiểm toán).
Như vậy, theo quy định, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 trực thuộc Kiểm toán nhà nước có chức năng giúp Tổng Kiểm toán nhà nước đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của:
- Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp có vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập
- Các doanh nghiệp do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là đại diện chủ sở hữu
Trừ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính, tín dụng, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn tài chính - kế toán - kiểm toán.
Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 trực thuộc Kiểm toán nhà nước có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Thành viên Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 gồm những ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quyết định 1376/QĐ-KTNN năm 2020 quy định về tổ chức của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 như sau:
Tổ chức
1. Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI gồm có:
a) Phòng Tổng hợp;
b) Phòng Kiểm toán doanh nghiệp 1;
c) Phòng Kiểm toán doanh nghiệp 2;
d) Phòng Kiểm toán doanh nghiệp 3;
đ) Phòng Kiểm toán doanh nghiệp 4;
e) Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án.
2. Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI gồm có: Kiểm toán trưởng và các Phó Kiểm toán trưởng, Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, các công chức và người lao động.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức công chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI được thực hiện theo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước.
4. Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI quy định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
...
Như vậy, theo quy định, thành viên Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 bao gồm:
(1) Kiểm toán trưởng,
(2) Các Phó Kiểm toán trưởng,
(3) Trưởng phòng,
(4) Các Phó trưởng phòng,
(5) Các công chức và người lao động.
Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 có được quyền giải quyết kiến nghị, khiếu nại của đơn vị được kiểm toán không?
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Quyết định 1376/QĐ-KTNN năm 2020 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Theo dõi, cập nhật thông tin về việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị phục vụ cho công tác kiểm toán.
2. Xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm, trung hạn, dài hạn của đơn vị trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt;
3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt hoặc theo yêu cầu của Tổng Kiểm toán nhà nước.
4. Tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán nhằm đảm bảo mọi hoạt động kiểm toán đều được kiểm tra, soát xét về chất lượng.
5. Tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra trong việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước do đơn vị chủ trì kiểm toán.
6. Tổng hợp, báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị.
7. Giải quyết kiến nghị, khiếu nại của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán theo phân cấp của Kiểm toán nhà nước.
8. Tham gia với Vụ Tổng hợp và các đơn vị có liên quan chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán nhà nước về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm thuộc các lĩnh vực kiểm toán do đơn vị thực hiện để Tổng Kiểm toán nhà nước trình Quốc hội.
...
Như vậy, theo quy định, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 có quyền giải quyết kiến nghị, khiếu nại của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán theo phân cấp của Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?