Kiểm soát viên thị trường thuộc lực lượng Quản lý thị trường phải có trình độ gì? Những việc mà công chức thuộc lực lượng Quản lý thị trường không được làm là gì?

Công chức quản lý thị trường có các ngạch nào? Kiểm soát viên thị trường thuộc lực lượng Quản lý thị trường phải có trình độ gì? Những việc mà công chức thuộc lực lượng Quản lý thị trường không được làm là gì? - Câu hỏi của anh Thanh Tùng đến từ Đồng Nai

Các ngạch công chức Quản lý thị trường được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 10 Pháp lệnh quản lý thị trường 2016 quy định như sau:

Công chức Quản lý thị trường
1. Công chức Quản lý thị trường là người được tuyển dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, bổ nhiệm vào ngạch công chức Quản lý thị trường.
2. Các ngạch công chức Quản lý thị trường:
a) Kiểm soát viên cao cấp thị trường;
b) Kiểm soát viên chính thị trường;
c) Kiểm soát viên thị trường;
d) Kiểm soát viên trung cấp thị trường.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

Như vậy, công chức Quản lý thị trường là người được tuyển dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, bổ nhiệm vào ngạch công chức Quản lý thị trường.

Các ngạch công chức Quản lý thị trường gồm có:

- Kiểm soát viên cao cấp thị trường;

- Kiểm soát viên chính thị trường;

- Kiểm soát viên thị trường;

- Kiểm soát viên trung cấp thị trường.

Kiểm soát viên thị trường

Kiểm soát viên thị trường (Hình từ Internet)

Kiểm soát viên thị trường thuộc lực lượng Quản lý thị trường phải có trình độ gì?

Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 02/2022/TT-BCT quy định về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức Quản lý thị trường do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành như sau:

Kiểm soát viên thị trường
1. Chức trách:
Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Quản lý thị trường, chịu trách nhiệm tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường; trực tiếp thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ:
a) Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường; kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật và các biện pháp hành chính nhằm tăng cường quản lý nhà nước, đảm bảo việc tuân thủ theo pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường;
b) Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai nhiệm vụ quản lý thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường; xây dựng các phương án, kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuộc lĩnh vực được phân công;
c) Trực tiếp thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
d) Giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể trong hoạt động thực thi công vụ; kiến nghị với cấp có thẩm quyền các biện pháp hành chính để phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm;
đ) Thực hiện việc thiết lập, lưu giữ, chuyển giao hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường; bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo quy định;
e) Thống kê, tổng hợp tình hình, báo cáo kịp thời việc thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm theo quy định;
g) Trực tiếp thực thi công vụ và các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành, địa phương về công tác Quản lý thị trường và các lĩnh vực liên quan;
b) Nắm vững kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ của Quản lý thị trường; nắm vững mục tiêu, đối tượng quản lý, quy chế công tác, các mối quan hệ công tác của lực lượng Quản lý thị trường với tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Có khả năng tham gia xây dựng và hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, quy định về quản lý nhà nước đối với lực lượng Quản lý thị trường; có khả năng tổng hợp, tham gia nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;
d) Có khả năng xây dựng phương án, kế hoạch, các thể loại văn bản hành chính, sử dụng biểu mẫu trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường;
đ) Có khả năng triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường, tổ chức phối hợp với các đơn vị, cá nhân có liên quan; có khả năng tổ chức làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao tham mưu, đề xuất;
e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở' vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước đối với công chức giữ ngạch chuyên viên và tương đương.
5. Thời gian giữ ngạch đối với công chức Quản lý thị trường dự thi nâng ngạch lên ngạch Kiểm soát viên thị trường đáp ứng một trong các trường hợp sau đây:
a) Công chức Quản lý thị trường có thời gian giữ ngạch Kiểm soát viên trung cấp thị trường từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch);
b) Công chức Quản lý thị trường có tổng thời gian vừa giữ ngạch tương đương với ngạch Kiểm soát viên trung cấp thị trường và ngạch Kiểm soát viên trung cấp thị trường từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự), thì phải có tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) giữ ngạch Kiểm soát viên trung cấp thị trường.

Kiểm soát viên thị trường; Mã số: 21.189 (Điều 3 Thông tư 02/2022/TT-BCT)

- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với Kiểm soát viên thị trường như sau:

+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước đối với công chức giữ ngạch chuyên viên và tương đương.

Ngoài ra Kiểm soát viên thị trường thuộc lực lượng Quản lý thị trường còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ nêu trên.

Những việc mà công chức thuộc lực lượng Quản lý thị trường không được làm là gì?

Căn cứ vào Điều 11 Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016 quy định về những việc công chức Quản lý thị trường không được làm như sau:

- Thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, biện pháp nghiệp vụ không có căn cứ, không đúng chức năng, thẩm quyền, phạm vi nhiệm vụ, địa bàn hoạt động được giao, không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Cản trở lưu thông hàng hóa, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên thị trường; đe dọa, mua chuộc, lừa dối đối với tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành hoặc xử lý vi phạm hành chính.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thái độ, cử chỉ, phát ngôn không đúng quy định đối với tổ chức, cá nhân trong khi thi hành công vụ.

- Tiết lộ trái phép thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc liên quan đến hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường.

- Những việc công chức không được làm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Kiểm soát viên thị trường
Quản lý thị trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm soát viên thị trường trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo
Pháp luật
Công chức Quản lý thị trường là gì? Trường hợp nào công chức Quản lý thị trường không được tham gia Đoàn kiểm tra?
Pháp luật
Quyết định kiểm tra thị trường đột xuất được ban hành khi nào? Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra thị trường?
Pháp luật
Phạm vi kiểm tra thị trường của lực lượng Quản lý thị trường? Thời hạn kiểm tra thị trường là bao lâu?
Pháp luật
Kiểm soát viên chính thị trường là công chức trình độ nào? Được áp dụng bảng lương công chức loại mấy?
Pháp luật
Những việc nào công chức Quản lý thị trường không được làm? Công chức Quản lý thị trường được hưởng những chế độ phụ cấp nào?
Pháp luật
Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của cơ quan nào? Địa bàn hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường là ở đâu?
Pháp luật
Công chức Quản lý thị trường chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác thì có bị thu hồi thẻ kiểm tra thị trường không?
Pháp luật
Công chức Quản lý thị trường bị xử lý kỷ luật bằng những hình thức nào thì bị tạm đình chỉ sử dụng thẻ kiểm tra thị trường?
Pháp luật
Lực lượng Quản lý thị trường được trang bị những phương tiện làm việc nào để phục vụ cho công việc?
Pháp luật
Hồ sơ cấp số hiệu công chức làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường các cấp từ ngày 20/01/2024 được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm soát viên thị trường
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
3,493 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm soát viên thị trường Quản lý thị trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm soát viên thị trường Xem toàn bộ văn bản về Quản lý thị trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào