Kiểm soát viên tại doanh nghiệp Nhà nước vi phạm quy định về bình đẳng giới gây hậu quả ít nghiêm trọng thì có bị kỷ luật không?
- Kiểm soát viên tại doanh nghiệp Nhà nước có thể bị áp dụng những hình thức kỷ luật nào? Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là gì?
- Kiểm soát viên tại doanh nghiệp Nhà nước vi phạm quy định về bình đẳng giới gây hậu quả ít nghiêm trọng thì có bị kỷ luật không?
- Kiểm soát viên tại doanh nghiệp Nhà nước được miễn trách nhiệm kỷ luật trong trường hợp nào?
Kiểm soát viên tại doanh nghiệp Nhà nước có thể bị áp dụng những hình thức kỷ luật nào? Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là gì?
Kiểm soát viên tại doanh nghiệp Nhà nước có thể bị áp dụng những hình thức kỷ luật nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 159/2020/NĐ-CP về hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm:
Theo đó, hình thức kỷ luật đối với Kiểm soát viên tại doanh nghiệp Nhà nước gồm:
- Khiển trách
- Cảnh cáo
- Cách chức
- Buộc thôi việc.
Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Nghị định 159/2020/NĐ-CP thì mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
- Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp;
- Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của doanh nghiệp;
- Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc, làm mất uy tín của doanh nghiệp;
- Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc, làm mất uy tín của doanh nghiệp.
Ngoài các căn cứ nêu trên, mức độ của hành vi vi phạm còn được xác định bằng thiệt hại về vật chất tính bằng số tiền cụ thể theo xác định của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc theo quy định của doanh nghiệp.
Như vậy, vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Kiểm soát viên tại doanh nghiệp Nhà nước vi phạm quy định về bình đẳng giới gây hậu quả ít nghiêm trọng thì có bị kỷ luật không? (Hình từ Internet)
Kiểm soát viên tại doanh nghiệp Nhà nước vi phạm quy định về bình đẳng giới gây hậu quả ít nghiêm trọng thì có bị kỷ luật không?
Căn cứ tại khoản 9 Điều 60 Nghị định 159/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP về áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách
Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người quản lý nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
6. Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
7. Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ.
8. Vi phạm quy định của pháp luật về: Doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của Đảng và của pháp luật liên quan đến người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 159/2020/NĐ-CP về đối tượng áp dụng Nghị định 159/2020/NĐ-CP
Đối tượng áp dụng
...
5. Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là Kiểm soát viên).
Như vậy, kiểm soát viên tại doanh nghiệp Nhà nước có hành vi vi phạm quy định về bình đẳng giới lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thì sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách.
Kiểm soát viên tại doanh nghiệp Nhà nước được miễn trách nhiệm kỷ luật trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Nghị định 159/2020/NĐ-CP thì kiểm soát viên tại doanh nghiệp Nhà nước được miễn trách nhiệm kỷ luật trong các trường hợp sau:
- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật;
- Phải chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với cấp có thẩm quyền ra quyết định; trong trường hợp cấp có thẩm quyền ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của cấp có thẩm quyền ra quyết định, cấp có thẩm quyền ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
- Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành nhiệm vụ;
- Có hành vi vi phạm nhưng đã qua đời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ bao gồm các loại giấy tờ nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên mới nhất? Tải về Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên của chi bộ?
- Mẫu Đơn đề nghị học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Cổ đông sáng lập của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là cổ đông như thế nào? Điều kiện đối với cổ đông sáng lập?
- Mẫu thông báo sửa chữa, bổ sung bản án hình sự mới nhất là mẫu nào? Tải về và hướng dẫn viết mẫu?