Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp nào?
- Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp nào?
- Thời hạn xử lý kỷ luật đối với Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tối đa là bao lâu?
- Trường hợp Kiểm soát viên đã bị khởi tố nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra thì có bị xem xét xử lý kỷ luật không?
Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp nào?
Các trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc được quy định tại Điều 63 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 60 Nghị định này.
2. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 61 Nghị định này.
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào doanh nghiệp.
4. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có thông báo của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định, hình thức kỷ luật buộc thôi việc được áp dụng đối với Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có hành vi vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 60 Nghị định 159/2020/NĐ-CP.
(2) Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 61 Nghị định 159/2020/NĐ-CP.
(3) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào doanh nghiệp.
(4) Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có thông báo của cấp có thẩm quyền.
Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn xử lý kỷ luật đối với Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tối đa là bao lâu?
Thời hạn xử lý kỷ luật được quy định tại khoản 3 Điều 57 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
...
3. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tính từ thời điểm ra thông báo tổ chức cuộc họp kiểm điểm theo quy định tại Điều 65 Nghị định này đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày. Trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
4. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
...
Như vậy, theo quy định, thời hạn xử lý kỷ luật đối với Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là không quá 90 ngày.
Trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
Trường hợp Kiểm soát viên đã bị khởi tố nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra thì có bị xem xét xử lý kỷ luật không?
Việc xem xét xử lý kỷ luật được quy định tại khoản 4 Điều 57 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
...
3. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tính từ thời điểm ra thông báo tổ chức cuộc họp kiểm điểm theo quy định tại Điều 65 Nghị định này đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày. Trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
4. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
Thời gian điều tra, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
Như vậy, theo quy định, trường hợp Kiểm soát viên đã bị khởi tố nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra mà hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?