Kiểm soát viên có quyền sử dụng con dấu của Tổng công ty lương thực miền Bắc hay không? Có bao nhiêu Kiểm soát viên tại tổng công ty?
Nhân thân của các đối tượng nào không được bổ nhiệm Kiểm soát viên Tổng công ty lương thực miền Bắc?
Căn cứ Điều 32 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc ban hành kèm theo Nghị định 01/2018/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của Kiểm soát viên như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện của Kiểm soát viên
1. Kiểm soát viên có tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật doanh nghiệp năm 2014.
2. Có bằng đại học trở lên chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty; có trình độ cao cấp lý luận chính trị; có 05 năm trở lên kinh nghiệm thực tế trong ngành, nghề kinh doanh chính của Tổng công ty đối với Trưởng ban kiểm soát và 03 năm trở lên đối với Kiểm soát viên.
3. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của đối tượng sau đây:
a) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty;
b) Thành viên Hội đồng thành viên của Tổng công ty;
c) Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của Tổng công ty;
d) Kiểm soát viên khác của Tổng công ty.
4. Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
5. Không được đồng thời là Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp khác.
6. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật.
Theo quy định nêu trên thì không được phép bổ nhiệm người là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của đối tượng sau đây vào chức danh Kiểm soát viên Tổng công ty lương thực miền Bắc:
(1) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty;
(2) Thành viên Hội đồng thành viên của Tổng công ty;
(3) Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của Tổng công ty;
(4) Kiểm soát viên khác của Tổng công ty.
Kiểm soát viên có quyền sử dụng con dấu của Tổng công ty lương thực miền Bắc hay không? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu Kiểm soát viên tại Tổng công ty lương thực miền Bắc?
Căn cứ Điều 31 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc ban hành kèm theo Nghị định 01/2018/NĐ-CP quy định về số lượng Kiểm soát viên tại Tổng công ty lương thực miền Bắc như sau:
Cơ cấu và chế độ làm việc Ban kiểm soát
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Ban kiểm soát; bổ nhiệm các Kiểm soát viên và ban hành quy chế hoạt động của Ban kiểm soát; Ban kiểm soát có từ 3 đến 5 Kiểm soát viên; nhiệm kỳ Kiểm soát viên là 03 năm. Kiểm soát viên được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên tại Tổng công ty không quá 02 nhiệm kỳ.
2. Trưởng Ban kiểm soát phải làm việc chuyên trách tại Tổng công ty; các thành viên khác thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Trưởng Ban kiểm soát xây dựng kế hoạch công tác hằng tháng, hằng quý và hằng năm của Ban kiểm soát; phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể cho từng thành viên. Nhiệm vụ cụ thể của Trưởng ban kiểm soát được quy định cụ thể tại Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát.
4. Kiểm soát viên độc lập và chủ động thực hiện các nhiệm vụ và công việc được phân công; đề xuất, kiến nghị thực hiện các nhiệm vụ, công việc kiểm soát khác ngoài kế hoạch, ngoài phạm vi được phân công khi xét thấy cần thiết.
5. Ban kiểm soát định kỳ họp ít nhất mỗi tháng một lần để rà soát, đánh giá, thông qua báo cáo kết quả kiểm soát; thảo luận và thông qua kế hoạch hoạt động tiếp theo của Ban kiểm soát; thực hiện chế độ báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu theo quy định.
6. Quyết định của Ban kiểm soát được thông qua khi có đa số thành viên dự họp tán thành. Các ý kiến khác với nội dung quyết định đã được thông qua phải được ghi chép đầy đủ, chính xác và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Như vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ quyết định thành lập Ban kiểm soát tại Tổng công ty lương thực miền mắc
Trong Ban kiểm soát sẽ có từ 3 đến 5 Kiểm soát viên; nhiệm kỳ Kiểm soát viên là 03 năm.
Người đảm nhận chức danh kiểm soát viên được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên tại Tổng công ty không quá 02 nhiệm kỳ.
Kiểm soát viên có quyền sử dụng con dấu của Tổng công ty lương thực miền Bắc hay không?
Căn cứ Điều 34 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc ban hành kèm theo Nghị định 01/2018/NĐ-CP quy định về quyền hạn của Kiểm soát viên như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Kiểm soát viên
...
7. Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tham mưu và trực tiếp hỗ trợ Ban kiểm soát thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
8. Kiểm soát viên được sử dụng con dấu của Tổng công ty cho các văn bản, hồ sơ, tài liệu thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm soát viên. Tổng công ty phối hợp với Kiểm soát viên xây dựng quy chế sử dụng con dấu bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật.
9. Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh, thực hiện các mục tiêu chiến lược và mục tiêu kế hoạch của Tổng công ty.
10. Giám sát và đánh giá việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty.
...
Từ quy định trên thì Kiểm soát viên được sử dụng con dấu của Tổng công ty cho các văn bản, hồ sơ, tài liệu thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm soát viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?