Kiểm soát chất lượng kiểm toán trực tiếp đối với Đoàn kiểm toán là gì? Có cần kiểm soát chất lượng kiểm toán trực tiếp đối với toàn bộ Đoàn kiểm toán?
Kiểm soát chất lượng kiểm toán trực tiếp đối với Đoàn kiểm toán là gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 3 Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 477/QĐ-KTNN năm 2024 như sau:
Giải thích từ ngữ
...
4. Các hình thức kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN gồm:
...
b) Kiểm soát việc tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán trưởng: Là hoạt động kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán trưởng theo các quy định về kiểm soát chất lượng kiểm toán, được Vụ CĐ&KSCLKT thực hiện theo chức trách, nhiệm vụ được Tổng Kiểm toán nhà nước giao.
c) Kiểm soát chất lượng kiểm toán trực tiếp đối với Đoàn kiểm toán: Là việc kiểm tra, đánh giá hoạt động kiểm toán của Đoàn kiểm toán trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán theo Quy trình kiểm toán, được thực hiện đồng thời với hoạt động kiểm toán của Đoàn kiểm toán.
d) Kiểm soát chất lượng kiểm toán đột xuất: Là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán không thuộc kế hoạch kiểm soát chất lượng kiểm toán năm (viết tắt là kế hoạch kiểm soát năm), được thực hiện theo yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động kiểm toán của Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc của Kiểm toán trưởng.
...
Theo đó, kiểm soát chất lượng kiểm toán trực tiếp đối với đoàn kiểm toán là việc kiểm tra đánh giá đối với các giai đoạn hoạt động kiểm toán của Đoàn kiểm toán đang diễn ra theo Quy trình kiểm toán.
Kiểm soát chất lượng kiểm toán trực tiếp đối với Đoàn kiểm toán là gì? Có cần kiểm soát chất lượng kiểm toán trực tiếp đối với toàn bộ Đoàn kiểm toán? (Hình từ Internet)
Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán có phải thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán trực tiếp đối với toàn bộ Đoàn kiểm toán không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 477/QĐ-KTNN năm 2024 như sau:
Vụ CĐ&KSCLKT thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán trực tiếp đối với Đoàn kiểm toán
1. Phạm vi, địa điểm kiểm soát
a) Phạm vi kiểm soát
a.1) Kiểm soát chất lượng kiểm toán trực tiếp đối với Đoàn kiểm toán được thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán thông qua việc chọn mẫu một số Tổ kiểm toán của Đoàn kiểm toán thuộc kế hoạch kiểm soát trực tiếp đã được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt.
a.2) Phạm vi kiểm soát cụ thể được xác định trong kế hoạch kiểm soát trên cơ sở đánh giá rủi ro kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán và rủi ro trong hoạt động kiểm soát của Kiểm toán trưởng, Trưởng đoàn kiểm toán và Tổ trưởng tổ kiểm toán.
a.3) Đối với giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán (đối với các Tổ kiểm toán không chọn kiểm soát trực tiếp) và giai đoạn lập, xét duyệt dự thảo BCKT thực hiện giám sát theo quy định tại Điều 17 của Quy chế này.
...
Như vậy, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán trực tiếp đối với Đoàn kiểm toán thông qua chọn mẫu một số Tổ kiểm toán của Đoàn kiểm toán thuộc kế hoạch kiểm soát trực tiếp đã được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt.
Kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với việc lập kế hoạch chi tiết về những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 477/QĐ-KTNN năm 2024, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán trực tiếp đối với Đoàn kiểm toán về việc lập kế hoạch chi tiết về những nội dung sau:
- Tuân thủ thể thức mẫu biểu và hướng dẫn ghi chép của Kiểm toán nhà nước.
- Tính đầy đủ, hợp lý, thống nhất, phù hợp của các nội dung trong kế hoạch kiểm toán chi tiết, kế hoạch kiểm tra, đối chiếu.
- Các nội dung của kế hoạch kiểm toán chi tiết thống nhất, phù hợp với kế hoạch kiểm toán tổng quát; phù hợp với tính chất, đặc điểm của đơn vị được kiểm toán.
- Đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán tại kế hoạch kiểm toán chi tiết phù hợp với thông tin của đơn vị được kiểm toán, đảm bảo logic, theo quy định.
- Xác định phạm vi, thời gian, giới hạn, phương pháp, thủ tục kiểm toán và các vấn đề liên quan khác đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung, trọng yếu kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán, tuân thủ các quy định của Kiểm toán nhà nước.
- Việc xác định, chọn đơn vị kiểm tra, đối chiếu, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đối chiếu, thông báo kế hoạch kiểm tra, đối chiếu đảm bảo tuân thủ quy định, hướng dẫn của Kiểm toán nhà nước.
- Phân công nhiệm vụ hợp lý, phù hợp với thời gian, nhân sự, nội dung, yêu cầu và công việc.
- Tuân thủ ý kiến chỉ đạo, kết luận của Trưởng đoàn kiểm toán, cấp có thẩm quyền trong chỉnh sửa hoàn thiện kế hoạch kiểm toán chi tiết, kế hoạch kiểm tra, đối chiếu (nếu có).
- Tuân thủ quy định về thời gian lập; trình tự, thẩm quyền trong việc phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch kiểm toán chi tiết, kế hoạch kiểm tra, đối chiếu (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo mời sơ tuyển thuộc E HSMST dự án PPP mới nhất theo Thông tư 15? Tải về mẫu thông báo?
- Mẫu Email thông báo mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ gửi tới khách hàng? Các ngày lễ lớn nào của NLĐ trong năm Ất Tỵ?
- Chương trình lễ trao Huy hiệu Đảng 2025 mới nhất? Bao nhiêu năm tuổi đảng thì được nhận Huy hiệu Đảng?
- Mức phạt quá tốc độ ô tô 5-10 km năm 2025 là bao nhiêu? Ô tô chạy quá tốc độ 5-10km có bị giữ bằng không?
- Ngày 31 tháng 1 là mùng mấy tết? Ngày 31 tháng 1 thứ mấy? Ngày 31 tháng 1 có phải ngày lễ lớn của nước ta hay không?