Có những cấp kiểm soát chất lượng kiểm toán nào của kiểm toán nhà nước theo quy định năm 2024?
Có những cấp kiểm soát chất lượng kiểm toán nào theo quy định năm 2024?
Ngày 04 tháng 3 năm 2024, Kiểm toán nhà nước đã ban hành Quyết định 477/QĐ-KTNN 2024 thay thế Quyết định 1694/QĐ-KTNN 2020 về Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Theo Quyết định 477/QĐ-KTNN 2024 giải thích rõ các cấp kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước (sau đây gọi là KTNN) gồm:
- Tổng Kiểm toán nhà nước;
- Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán;
- Trưởng đoàn gồm: Trưởng đoàn kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán;
- Tổ trưởng gồm: Tổ trưởng tổ kiểm toán, Tổ trưởng tổ kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán (viết tắt là Tổ kiểm tra);
- Thành viên của Đoàn kiểm toán và Đoàn kiểm tra kiến nghị: Bao gồm thành viên là kiểm toán viên nhà nước và thành viên không phải là kiểm toán viên nhà nước tự kiểm soát chất lượng kiểm toán.
Như vậy các cấp kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước đã có sự phân hóa chi tiết hơn so với Quy chế cũ. Trước đây, các cấp kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 1694/QĐ-KTNN 2020 như sau:
- Kiểm soát chất lượng kiểm toán từ bên ngoài đối với hoạt động của Đoàn KTNN: do Tổng KTNN, Kiểm toán trưởng thực hiện.
- Kiểm soát chất lượng kiểm toán từ nội bộ của Đoàn KTNN: do Trưởng Đoàn KTNN, Tổ trưởng Tổ kiểm toán và KTVNN tự thực hiện.
Có những cấp kiểm soát chất lượng kiểm toán nào của kiểm toán nhà nước theo quy định năm 2024? (Hình từ Internet)
Mục đích kiểm soát chất lượng kiểm toán là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Quyết định 477/QĐ-KTNN 2024 quy định mục đích kiểm soát chất lượng kiểm toán như sau:
- Đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, chuẩn mực KTNN, Quy trình kiểm toán của KTNN, hướng dẫn kiểm toán, mẫu biểu hồ sơ kiểm toán, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN, Kế hoạch kiểm toán được duyệt và các quy định khác có liên quan trong quá trình tổ chức, quản lý, thực hiện các cuộc kiểm toán của KTNN.
- Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những hạn chế, tồn tại trong tổ chức, quản lý, thực hiện hoạt động kiểm toán, củng cố chặt chẽ bằng chứng kiểm toán, củng cố cơ sở pháp lý cho các kết quả kiểm toán, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp bỏ sót kết quả, góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro kiểm toán.
- Đảm bảo chất lượng kiểm toán và chất lượng của Báo cáo kiểm toán, tăng cường tính hiệu lực của kết luận và kiến nghị kiểm toán, tính minh bạch, sự tin cậy đối với hoạt động kiểm toán của KTNN.
- Phát hiện những bất cập để đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định về kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN.
Như vậy, việc kiểm soát chất lượng kiểm toán nhằm mục đích đảm bảo việc tuân thủ, thực hiện quy định pháp luật về KTNN, phát hiện và kịp thời điều chỉnh những hạn chế, bất cập góp phần đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động kiểm toán của KTNN.
Có những phương pháp kiểm soát chất lượng kiểm toán nào?
Theo Điều 9 Quyết định 477/QĐ-KTNN 2024 quy định các phương pháp kiểm soát chất lượng kiểm toán như sau:
- Phương pháp soát xét, thẩm định tài liệu:
Soát xét, thẩm định là việc kiểm toán viên nhà nước (sau đây gọi là KTVNN) ở cấp quản lý cao hơn (Trưởng đoàn, Tổ trưởng...) hoặc công chức được giao nhiệm vụ kiểm soát chất lượng kiểm toán kiểm tra, rà soát các tài liệu, nghiệp vụ, kết quả kiểm toán và hồ sơ kiểm toán của KTVNN hoặc hồ sơ, tài liệu kiểm soát chất lượng kiểm toán của công chức được giao nhiệm vụ kiểm soát chất lượng kiểm toán.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu:
Phương pháp so sánh, đối chiếu là việc nghiên cứu, xem xét các tài liệu, hồ sơ, thông tin cần thiết làm cơ sở cho các đánh giá của công chức được giao nhiệm vụ kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với kết quả kiểm toán của Đoàn kiểm toán hoặc kết quả kiểm soát chất lượng kiểm toán của các cấp kiểm soát.
- Phương pháp kiểm tra lại
+ Phương pháp kiểm tra lại là việc áp dụng các phương pháp, thủ tục kiểm toán phù hợp trong quá trình kiểm soát chất lượng kiểm toán để kiểm tra, đánh giá lại kết quả, kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTVNN, của Tổ kiểm toán và
+ Đoàn kiểm toán nhưng không phải là thực hiện kiểm toán lại cuộc kiểm toán với quyết định kiểm toán mới và đoàn, tổ kiểm toán mới.
+ Phương pháp kiểm tra lại sử dụng trong các trường hợp:
++ Có nhiều nghi vấn về tính đúng đắn, trung thực, khách quan của kết quả kiểm toán;
++ Bằng chứng kiểm toán của các kết quả kiểm toán lớn, trọng yếu chưa rõ ràng, chưa đầy đủ và thích hợp;
++ Có nhiều ý kiến khác nhau hoặc có tranh chấp về các kết luận, kiến nghị kiểm toán (giữa KTVNN và đơn vị được kiểm toán, đơn vị được kiểm tra, đối chiếu; giữa các KTVNN).
+ Việc áp dụng phương pháp kiểm tra lại có thể thực hiện khi chưa kết thúc hoặc đã kết thúc kiểm toán, kiểm tra, đối chiếu tại đơn vị; tùy theo tính chất sự việc có thể phải kiểm tra lại toàn bộ hoặc một phần nội dung đã được kiểm toán. Việc kiểm tra lại trong trường hợp Đoàn kiểm toán hoặc Tổ kiểm toán đã kết thúc kiểm toán tại đơn vị do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
- Phương pháp chuyên gia:
Phương pháp chuyên gia sử dụng trong các trường hợp công việc kiểm soát liên quan đến chuyên môn sâu cần tư vấn về chuyên môn để đánh giá, đưa ra ý kiến; sử dụng để lấy ý kiến về chất lượng báo cáo kiểm toán của KTNN hoặc các vấn đề khác khi cần thiết.
- Phương pháp thu thập thông tin từ bên ngoài:
+ Phương pháp thu thập thông tin từ bên ngoài sử dụng để hỗ trợ, bổ sung thông tin cho hoạt động kiểm soát nhằm định hướng cho việc tiếp tục kiểm soát làm rõ thêm những vấn đề phát sinh.
+ Thông tin thu thập từ bên ngoài có thể từ đơn vị được kiểm toán, kiểm tra việc thực hiện kết luận kiến nghị kiểm toán hoặc từ các phương tiện thông tin đại chúng và dư luận xã hội về hoạt động kiểm toán của Đoàn kiểm toán, Đoàn kiểm tra kiến nghị, Tổ kiểm toán, Tổ kiểm tra và của KTVNN.
- Phương pháp quan sát:
+ Phương pháp quan sát là tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ kiểm soát chất lượng kiểm toán trực tiếp đến địa điểm kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán được phê duyệt để xem xét quá trình thực hiện công việc cần kiểm soát.
+ Phương pháp này thường được sử dụng để đánh giá sơ bộ về cách thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ, như: Quy trình làm việc, phân công nhiệm vụ, phương tiện làm việc, công tác lưu trữ hồ sơ… của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, KTVNN, từ đó định hướng cho việc thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán.
Như vậy, hiện nay có 6 phương pháp kiểm soát chất lượng kiểm toán gồm: Phương pháp soát xét, thẩm định tài liệu; Phương pháp so sánh, đối chiếu; Phương pháp kiểm tra lại; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp thu thập thông tin từ bên ngoài; Phương pháp quan sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?