Kiểm sát viên kiểm sát xét xử vụ án hình sự tại phiên toà thì khi tranh luận phải có thái độ như thế nào?
- Kiểm sát viên kiểm sát xét xử tại phiên tòa có bắt buộc phải tranh luận không? Đề cương tranh luận được quy định như thế nào?
- Kiểm sát viên kiểm sát xét xử vụ án hình sự tại phiên toà thì khi tranh luận phải có thái độ như thế nào?
- Kiểm sát viên thực hiện tranh luận tại phiên tòa sở thẩm hay phúc thẩm?
Kiểm sát viên kiểm sát xét xử tại phiên tòa có bắt buộc phải tranh luận không? Đề cương tranh luận được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Tranh luận
1. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa, Kiểm sát viên bắt buộc phải tranh luận.
Kiểm sát viên dự kiến những vấn đề cần tranh luận tại phiên tòa. Đề cương tranh luận được dự thảo theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát.
Tại phiên tòa, Kiểm sát viên phải ghi chép đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng để chuẩn bị tranh luận. Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật và lập luận để đối đáp đến cùng đối với từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác.
Nếu vụ án có nhiều người bào chữa cho bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng khác có cùng ý kiến về một nội dung thì Kiểm sát viên tổng hợp lại để đối đáp chung cho các ý kiến đó.
...
Như vậy, kiểm sát viên kiểm sát xét xử tại phiên tòa bắt buộc phải tranh luận theo quy định.
Đề cương tranh luận được dự thảo theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát.
Kiểm sát xét xử vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên kiểm sát xét xử vụ án hình sự tại phiên toà thì khi tranh luận phải có thái độ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 26 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Tranh luận
...
2. Trường hợp chủ tọa phiên tòa đề nghị Kiểm sát viên đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác chưa được tranh luận thì Kiểm sát viên thực hiện theo đề nghị của chủ tọa phiên tòa, nếu đã tranh luận một phần thì Kiểm sát viên tranh luận bổ sung cho đầy đủ, không lặp lại những nội dung đã tranh luận trước.
3. Trường hợp cần xem xét thêm chứng cứ, Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi thì sau khi xét hỏi xong Kiểm sát viên phải tiếp tục tranh luận như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Khi tranh luận, Kiểm sát viên phải bình tĩnh, khách quan và tôn trọng ý kiến của những người tham gia tố tụng, ghi nhận ý kiến đúng đắn và bác bỏ những ý kiến, đề nghị không có căn cứ pháp luật.
5. Đối với vụ án phức tạp, có nhiều Kiểm sát viên tham gia phiên tòa thì lãnh đạo Viện kiểm sát phải phân công cụ thể cho từng Kiểm sát viên chuẩn bị các nội dung, chứng cứ, lập luận để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa.
Như vậy, kiểm sát viên kiểm sát xét xử vụ án hình sự tại phiên toà thì khi tranh luận phải bình tĩnh, khách quan và tôn trọng ý kiến của những người tham gia tố tụng, ghi nhận ý kiến đúng đắn và bác bỏ những ý kiến, đề nghị không có căn cứ pháp luật.
Kiểm sát viên thực hiện tranh luận tại phiên tòa sở thẩm hay phúc thẩm?
Căn cứ theo điểm c khoản 1, điểm e khoản 2 Điều 266 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử
1. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Công bố cáo trạng, công bố quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa;
b) Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ;
c) Luận tội, tranh luận, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố; kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa;
d) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;
đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.
2. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị;
b) Bổ sung chứng cứ mới;
c) Bổ sung, thay đổi kháng nghị; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị;
d) Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ;
đ) Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp;
e) Tranh luận với bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm theo quy định của Bộ luật này.
Theo đó, kiểm sát viên thực hiện tranh luận tại cả 02 phiên tòa sở thẩm và phúc thẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo về tình hình tổ chức hoạt động của hội là mẫu nào? Cách ghi mẫu báo cáo về tình hình tổ chức hoạt động của hội?
- Ngày 22 tháng 12 năm nay kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam đúng hay không?
- Mẫu Công văn đề nghị thanh toán hợp đồng xây dựng mới nhất? Hình thức thanh toán hợp đồng xây dựng là gì?
- Biên bản Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2025 2027 các cấp? Mẫu biên bản đại hội chi bộ mới nhất hiện nay thế nào?
- Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng đảng viên của chi bộ được đề nghị khen thưởng mới nhất?