Kiểm sát viên có được làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước không?
- Kiểm sát viên có được làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước không?
- Trường hợp cộng tác viên thay đổi nơi cư trú từ tỉnh này sang tỉnh khác thì có phải thanh lý hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý không?
- Cộng tác viên đã được cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý mà không ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý thì có bị thu hồi thẻ không?
Kiểm sát viên có được làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước không?
Đối tượng được làm được làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 như sau:
Cộng tác viên trợ giúp pháp lý
1. Ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, căn cứ nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân và điều kiện thực tế tại địa phương, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý cho người có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Những người đã nghỉ hưu, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý có thể trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý, bao gồm: trợ giúp viên pháp lý; thẩm phán, thẩm tra viên ngành Tòa án; kiểm sát viên, kiểm tra viên ngành kiểm sát; điều tra viên; chấp hành viên, thẩm tra viên thi hành án dân sự; chuyên viên làm công tác pháp luật tại các cơ quan nhà nước.
3. Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với người được cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để thực hiện tư vấn pháp luật tại địa phương.
...
Như vậy, theo quy định, Kiểm sát viên có thể trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước nếu đảm bảo các điều kiện sau đây:
(1) Kiểm sát viên đã nghỉ hưu,
(2) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,
(3) Có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe,
(4) Có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý.
Kiểm sát viên có được làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước không? (Hình từ Internet)
Trường hợp cộng tác viên thay đổi nơi cư trú từ tỉnh này sang tỉnh khác thì có phải thanh lý hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý không?
Trường hợp cộng tác viên thay đổi nơi cư trú được quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 144/2017/NĐ-CP như sau:
Cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý
...
2. Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, Giám đốc Trung tâm kiểm tra danh sách cộng tác viên theo số thẻ đã cấp cho cộng tác viên và đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp quyết định cấp lại thẻ cộng tác viên cho người đề nghị.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do Giám đốc Trung tâm trình, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, quyết định cấp lại thẻ cộng tác viên. Thẻ cộng tác viên được cấp lại giữ nguyên số thẻ được cấp lần đầu nhưng thời gian cấp ghi trên thẻ là ngày được cấp lại.
4. Trường hợp thay đổi nơi cư trú từ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác thì cộng tác viên đến Trung tâm nơi đã tham gia làm cộng tác viên thanh lý hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý và nộp lại thẻ cộng tác viên đã được cấp. Nếu có nguyện vọng làm cộng tác viên thì đến Trung tâm nơi cư trú mới làm thủ tục cấp thẻ cộng tác viên theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
Như vậy, theo quy định, trường hợp cộng tác viên thay đổi nơi cư trú từ tỉnh này sang tỉnh khác thì phải đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước nơi đã tham gia làm cộng tác viên để thanh lý hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý và nộp lại thẻ cộng tác viên đã được cấp.
Nếu người đó có nguyện vọng tiếp tục làm cộng tác viên thì đến Trung tâm nơi cư trú mới để làm thủ tục cấp thẻ cộng tác viên.
Cộng tác viên đã được cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý mà không ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý thì có bị thu hồi thẻ không?
Việc thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý được quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 144/2017/NĐ-CP như sau:
Thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý
1. Giám đốc Trung tâm đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp thu hồi thẻ cộng tác viên trong các trường hợp sau đây:
a) Cộng tác viên không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan;
b) Cộng tác viên thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Trợ giúp pháp lý hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động trợ giúp pháp lý nhưng chưa đến mức bị thu hồi thẻ mà còn tiếp tục có hành vi vi phạm;
c) Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý bị chấm dứt hoặc cộng tác viên không ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp thẻ mà không có lý do chính đáng.
2. Trong thời hạn 07 ngày kề từ ngày nhận được đề nghị của Giám đốc Trung tâm, Giám đốc Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi thẻ cộng tác viên. Quyết định thu hồi thẻ được gửi cho cộng tác viên. Thẻ cộng tác viên hết giá trị sử dụng kể từ thời điểm quyết định thu hồi có hiệu lực.
...
Như vậy, theo quy định nếu cộng tác viên đã được cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý mà trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp không ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thì có thể bị thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý
Trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?