Thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý mới nhất 2023 được thực hiện ra sao theo quy định?
Trình tự thực hiện thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý ra sao?
Căn cứ Quyết định 1017/QĐ-BTP năm 2023 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
Thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1017/QĐ-BTP năm 2023. Theo đó, trình tự thực hiện thủ tục được xác định như sau:
- Người có đủ tiêu chuẩn nếu có nguyện vọng làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý và nhất trí với các nội dung cơ bản của hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp thì gửi hồ sơ đến Trung tâm ở địa phương nơi mình cư trú.
Cụ thể, bao gồm: Những người đã nghỉ hưu, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý có thể trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
Gồm: trợ giúp viên pháp lý; thẩm phán, thẩm tra viên ngành Tòa án; kiểm sát viên, kiểm tra viên ngành kiểm sát; điều tra viên; chấp hành viên, thẩm tra viên thi hành án dân sự; chuyên viên làm công tác pháp luật tại các cơ quan nhà nước.
- Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ vào nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân và điều kiện thực tế tại địa phương, Giám đốc Trung tâm lựa chọn hồ sơ trình Giám đốc Sở Tư pháp xem xét cấp thẻ cộng tác viên.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ cho người người đề nghị làm cộng tác viên và thông báo rõ lý do bằng văn bản.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do Giám đốc Trung tâm trình, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, quyết định cấp thẻ cộng tác viên.
Trường hợp từ chối phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người đề nghị làm cộng tác viên. Người bị từ chối có quyền khiếu nại đối với việc từ chối cấp thẻ cộng tác viên. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp thẻ, cộng tác viên trợ giúp pháp lý có trách nhiệm đến Trung tâm để ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp có lý do chính đáng thì có thể kéo dài nhưng không quá 35 ngày kể từ ngày được cấp thẻ.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý mới nhất 2023 được thực hiện ra sao theo quy định?
Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý gồm những gì?
Căn cứ Mục 1 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1017/QĐ-BTP năm 2023, thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý bao gồm:
- Đơn đề nghị làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 08/2017/TT-BTP (Mẫu TP-TGPL - 10); Tại đây
- Giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định;
- Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú và 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm.
Lưu ý:
Trong trường hợp cần sử dụng đến thông tin về nơi cư trú của người đề nghị cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý thì cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công thực hiện khai thác thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nếu không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú bao gồm:
- Thẻ Căn cước công dân,
- Chứng minh nhân dân,
- Giấy xác nhận thông tin về cư trú,
- Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Cách thức thực hiện thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý ra sao? Cần lưu ý những gì?
Theo Mục 1 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1017/QĐ-BTP năm 2023, hồ sơ thực hiện thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý được thực hiện thông qua các hình thức sau:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố;
- Gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính;
- Gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử.
Lưu ý: Việc nộp hồ sơ đề nghị làm cộng tác viên được thực hiện như sau:
+ Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở Trung tâm, người đề nghị làm cộng tác viên nộp các giấy tờ:
++ Đơn đề nghị làm cộng tác viên;
++ Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú và 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm;
++ Xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định;
+ Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, người đề nghị làm cộng tác viên gửi các giấy tờ:
++ Đơn đề nghị làm cộng tác viên;
++ Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú và 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm, bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định;
+ Trường hợp gửi qua fax, hình thức điện tử, người đề nghị làm cộng tác viên gửi các giấy tờ:
++ Đơn đề nghị làm cộng tác viên;
++ Giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định;
++ Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú và 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm đến Trung tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?