Kiểm nghiệm bột giấy và giấy trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Sau khi tốt nghiệp người học phải có những kiến thức nào?
- Kiểm nghiệm bột giấy và giấy trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành kiểm nghiệm bột giấy và giấy trình độ cao đẳng thì người học phải có những kiến thức nào?
- Người học ngành kiểm nghiệm bột giấy và giấy trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập nâng cao trình độ như thế nào?
Kiểm nghiệm bột giấy và giấy trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 9 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến và xây dựng (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kiểm nghiệm bột giấy và giấy trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu, hóa chất đầu vào; kiểm tra giám sát các chỉ tiêu, thông số công nghệ của quá trình sản xuất; kiểm tra, đánh giá chất lượng bán thành phẩm và sản phẩm bột giấy và giấy; thực nghiệm sản xuất nhằm nâng cao chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm và hoàn thiện quy trình sản xuất, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Kiểm nghiệm bột giấy và giấy là người làm việc trong các phòng thí nghiệm, phòng hóa nghiệm, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất bột giấy và giấy. Người lao động làm nghề Kiểm nghiệm bột giấy và giấy có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau về kiểm tra, giám sát, giám định nguyên liệu, hóa chất, vật tư và sản phẩm ngành giấy.
Các nhiệm vụ chính của nghề: Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, kiểm tra chất lượng hóa chất, kiểm tra trong quá trình sản xuất bột giấy; kiểm tra chất lượng của sản phẩm bột giấy; kiểm tra trong quá trình sản xuất giấy; kiểm tra chất lượng của sản phẩm giấy và cactông; kiểm nghiệm nước sử dụng cho sản xuất; pha chế các dung dịch hóa chất chuẩn độ, dung dịch gần đúng, dung dịch chỉ thị màu; thực nghiệm sản xuất bột giấy và giấy.
Người hành nghề kiểm nghiệm bột giấy và giấy làm việc trong môi trường luôn tiếp xúc với các trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, các hóa chất thí nghiệm. Công việc gắn với dây chuyền sản xuất bột giấy và giấy, công việc đòi hỏi phải có tính kịp thời, có khả năng làm việc theo tổ nhóm, có khả năng ứng dụng công nghệ mới.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.060 giờ (tương đương 72 tín chỉ).
Theo đó, kiểm nghiệm bột giấy và giấy trình độ cao đẳng là ngành nghề mà người hành nghề thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu, hóa chất đầu vào; kiểm tra giám sát các chỉ tiêu, thông số công nghệ của quá trình sản xuất; kiểm tra, đánh giá chất lượng bán thành phẩm và sản phẩm bột giấy và giấy; thực nghiệm sản xuất nhằm nâng cao chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm và hoàn thiện quy trình sản xuất, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành kiểm nghiệm bột giấy và giấy (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành kiểm nghiệm bột giấy và giấy trình độ cao đẳng thì người học phải có những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Kiến thức
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động như chính sách, chế độ, nội quy, quy trình làm việc an toàn đối với người và thiết bị;
- Trình bày được sơ đồ công nghệ sản xuất bột giấy và giấy, liệt kê được các điểm lấy mẫu phân tích;
- Mô tả được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị đo, kiểm tra, đánh giá tính chất của bột giấy và giấy;
- Trình bày được định nghĩa, nguyên tắc, quy trình xác định các tính chất, chỉ tiêu chất lượng của nguyên vật liệu, hóa chất cơ bản sử dụng cho quá trình sản xuất bột giấy và giấy như: các loại nguyên liệu đầu vào, xút rắn, tinh bột, keo AKD, bentonite, keo dán giấy, bột đá, phẩm màu; các loại dịch trắng, dịch xanh, dịch đen, dung dịch Cl2, NaClO, ClO2, NaOH; xác định tỷ lệ bột sống, tàn kiềm, nồng độ bột, pH dung dịch bột, độ nghiền của bột (0SR), độ thoát nước CSF của bột, hiệu suất thu hồi bột nổi; lưu lượng các chất phụ gia...;
- Trình bày được định nghĩa, nguyên tắc, quy trình xác định các tính chất, chỉ tiêu chất lượng cơ bản của vôi sống, muối Na2SO4, chất tăng trắng, nước thủy tinh, dung dịch H2O2, tàn clo sau tẩy;
- Trình bày được định nghĩa, nguyên tắc, quy trình xác định các tính chất, chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm bột giấy, của sản phẩm giấy và cactông;
- Trình bày được các tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho quá trình sản xuất bột giấy và giấy;
- Trình bày được cách tính toán cho quá trình kiểm nghiệm bột giấy và giấy;
- Trình bày được tính năng, tác dụng, cách pha chế các chất chỉ thị màu cơ bản sử dụng cho phân tích;
- Trình bày được tính năng, tác dụng, cách pha chế các dung dịch chuẩn độ, dung dịch gần đúng sử dụng cho phân tích;
- Trình bày được kiến thức cơ bản về 5S trong lĩnh vực của nghề;
- Trình bày được nguyên tắc, quy trình đo nhiệt độ, đo pH, quy trình xác định độ đục, độ kiềm, độ cứng, hàm lượng sắt, nhôm, huyền phù và tổng chất rắn hòa tan của nước;
- Mô tả được phương pháp nghiên cứu cơ bản cải tiến kỹ thuật công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật mới và nâng cao chất lượng sản phẩm;
- Trình bày được các nội dung cơ bản về chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh theo quy định.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành kiểm nghiệm bột giấy và giấy trình độ cao đẳng thì người học phải có những kiến thức như trên.
Người học ngành kiểm nghiệm bột giấy và giấy trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Khả năng học tập nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kiểm nghiệm bột giấy và giấy, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Như vậy, người học ngành kiểm nghiệm bột giấy và giấy trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?