Kiểm định thiết bị viễn thông là gì? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm kiểm định thiết bị viễn thông?
Kiểm định thiết bị viễn thông là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 35 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý chất lượng viễn thông
1. Việc đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật đối với thiết bị, mạng, dịch vụ và hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động được thực hiện như sau:
a) Thiết bị đầu cuối, thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện, thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị điện, điện tử thuộc danh mục thiết bị viễn thông, thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện, thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị điện, điện tử có khả năng gây mất an toàn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy hoặc công bố hợp quy đối với từng chủng loại thiết bị và sử dụng dấu hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường hoặc kết nối vào mạng viễn thông công cộng;
b) Hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, kết nối mạng viễn thông, dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành trước khi đưa vào cung cấp, sử dụng phải thực hiện thủ tục công bố hợp quy theo quy định.
2. Kiểm định thiết bị viễn thông là việc đo kiểm, chứng nhận hoặc công bố sự phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật viễn thông của thiết bị viễn thông đã được lắp đặt trước khi đưa vào hoạt động. Việc kiểm định thiết bị viễn thông được thực hiện như sau:
a) Thiết bị mạng thuộc Danh mục thiết bị viễn thông bắt buộc kiểm định do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành trước khi đưa vào hoạt động phải thực hiện việc đo kiểm và chứng nhận sự phù hợp hoặc đo kiểm và công bố sự phù hợp theo quy định;
b) Thiết bị đo lường tính giá cước thuộc Danh mục thiết bị viễn thông bắt buộc kiểm định do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành trước khi đưa vào hoạt động phải được thực hiện thủ tục đo kiểm và chứng nhận sự phù hợp theo quy định;
c) Đài vô tuyến điện thuộc Danh mục đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định về an toàn bức xạ vô tuyến điện do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành trước khi đưa vào sử dụng phải thực hiện việc đo kiểm và chứng nhận sự phù hợp hoặc đo kiểm và công bố sự phù hợp theo quy định.
...
Theo đó, kiểm định thiết bị viễn thông là việc đo kiểm, chứng nhận hoặc công bố sự phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật viễn thông của thiết bị viễn thông đã được lắp đặt trước khi đưa vào hoạt động.
Cùng với đó, thì việc kiểm định thiết bị viễn thông được thực hiện như sau:
- Thiết bị mạng thuộc Danh mục thiết bị viễn thông bắt buộc kiểm định do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành trước khi đưa vào hoạt động phải thực hiện việc đo kiểm và chứng nhận sự phù hợp hoặc đo kiểm và công bố sự phù hợp theo quy định;
- Thiết bị đo lường tính giá cước thuộc Danh mục thiết bị viễn thông bắt buộc kiểm định do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành trước khi đưa vào hoạt động phải được thực hiện thủ tục đo kiểm và chứng nhận sự phù hợp theo quy định;
- Đài vô tuyến điện thuộc Danh mục đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định về an toàn bức xạ vô tuyến điện do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành trước khi đưa vào sử dụng phải thực hiện việc đo kiểm và chứng nhận sự phù hợp hoặc đo kiểm và công bố sự phù hợp theo quy định.
Kiểm định thiết bị viễn thông là gì? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm kiểm định thiết bị viễn thông? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm kiểm định thiết bị viễn thông?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 35 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý chất lượng viễn thông
...
3. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
a) Quy định cụ thể về hoạt động đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật và kiểm định thiết bị viễn thông;
b) Chỉ định, thừa nhận tổ chức chứng nhận sự phù hợp, đơn vị đo kiểm, phòng thử nghiệm trong lĩnh vực viễn thông và tần số vô tuyến điện.
Như vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm quy định cụ thể về hoạt động đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật và kiểm định thiết bị viễn thông.
Giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng để lắp đặt cáp và thiết bị viễn thông được xác định trên cơ sở nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 43 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật
...
5. Bộ Xây dựng hướng dẫn tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng, khai thác công trình ngầm cho doanh nghiệp viễn thông sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật để lắp đặt cáp và thiết bị viễn thông.
6. Giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng để lắp đặt cáp và thiết bị viễn thông được xác định trên cơ sở giá thành nhằm thúc đẩy sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, viễn thông và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác.
7. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan ban hành cơ chế, nguyên tắc kiểm soát và quản lý giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, quy định cụ thể và tổ chức thực hiện việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác tại địa phương.
Theo đó, giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng để lắp đặt cáp và thiết bị viễn thông được xác định trên cơ sở giá thành nhằm thúc đẩy sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, viễn thông và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?