Khuôn khổ để đánh giá an toàn việc tái sử dụng nước ở các khu vực đô thị được thiết lập dựa trên các điểm nào?

Cho tôi hỏi khuôn khổ để đánh giá an toàn việc tái sử dụng nước ở các khu vực đô thị được thiết lập dựa trên các điểm nào? Nguyên tắc khi đánh giá an toàn trong việc tái sử dụng nước ở các khu vực đô thị đối với môi trường trong tình huống cực đoan là gì? Câu hỏi của chị Y từ Hải Phòng.

Khuôn khổ để đánh giá an toàn việc tái sử dụng nước ở các khu vực đô thị được thiết lập dựa trên các điểm nào?

Theo Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12526:2018 (ISO 20761:2018) về Tái sử dụng nước tại khu vực đô thị - Hướng dẫn đánh giá an toàn tái sử dụng nước - Thông số và phương pháp đánh giá thì khuôn khổ để đánh giá an toàn việc tái sử dụng nước ở các khu vực đô thị được xem xét và thiết lập dựa trên các điểm sau:

(1) Khuôn khổ để đánh giá an toàn chủ yếu được dựa vào sự so sánh với các tiêu chuẩn chất lượng nước và các thực hành/ý kiến phản hồi tốt nhất của thực nghiệm và kiểm tra.

Đánh giá an toàn nhờ vào sự kết hợp chặt chẽ với các tiêu chuẩn chất lượng nước và hiệu lực của các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự suy giảm chất lượng nước.

(2) Các thông số chất lượng nước cho đánh giá an toàn trong các khu vực đô thị phải được chọn xem xét các vấn đề khác nhau như là các đặc tính chất lượng nước của các nguồn nước tái tạo, các ứng dụng tái sử dụng nước cũng như các phương thức tiếp xúc khác nhau đến người sử dụng/dân cư.

(3) Đối với đánh giá an toàn, dân cư dễ bị ảnh hưởng và những người có tiếp xúc cao với nước tái tạo, như trẻ em, người làm việc với nước tái tạo (như lính cứu hỏa, công nhân rửa đường và rửa xe, những người vận hành tại các cơ sở tái tạo nước) phải được xem xét.

(4) Các thông số chất lượng nước có thể được thiết lập để giảm rủi ro ảnh hưởng cấp và mãn tính đến sức khỏe với mức tiếp xúc có thể chấp nhận được của nước tái tạo qua đường ăn uống, đường hô hấp và/hoặc tiếp xúc.

(5) Đánh giá an toàn để bảo vệ sức khỏe, môi trường và các phương tiện được thực hiện theo tiêu chuẩn chất lượng nước và các hướng dẫn đánh giá rủi ro.

(6) Đánh giá an toàn tái sử dụng nước dài hạn có thể được thực hiện nếu các chất ô nhiễm ở các mức có thể phát hiện được mà những chất này có thể tích lũy sinh học và vẫn tồn tại bền vững trong môi trường hoặc có khuynh hướng bị khuếch đại sinh học trong chuỗi thức ăn hoặc gây độc mãn tính tới con người và các loài mẫn cảm.

Khuôn khổ để đánh giá an toàn việc tái sử dụng nước ở các khu vực đô thị được thiết lập dựa trên các điểm nào?

Khuôn khổ để đánh giá an toàn việc tái sử dụng nước ở các khu vực đô thị được thiết lập dựa trên các điểm nào? (Hình từ Internet)

Yêu cầu chung trong việc đánh giá an toàn trong việc tái sử dụng nước ở các khu vực đô thị được quy định ra sao?

Căn cứ theo tiết 9.4.1 tiểu mục 9.4 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12526:2018 (ISO 20761:2018) về Tái sử dụng nước tại khu vực đô thị - Hướng dẫn đánh giá an toàn tái sử dụng nước - Thông số và phương pháp đánh giá thì việc đánh giá an toàn trong việc tái sử dụng nước ở các khu vực đô thị bao gồm an toàn sức khỏe, môi trường và phương tiện.

Đối với một số thông số quản lý chất lượng nước, bao gồm cả việc quan trắc chất lượng nước thường quy, ổn định hóa chất và các thông số cảm quan, số liệu quan trắc phải được ghi lại và được so sánh với tiêu chí mục tiêu và các giá trị chuẩn, giá trị trung bình và giá trị lớn nhất đã quy định trong các hướng dẫn tiêu chuẩn.

Các biện pháp khắc phục và quan trắc bổ sung phải được áp dụng để đảm bảo vận hành đúng hệ thống tái tạo nước. Các kết quả quan trắc phải được báo cáo và xem xét lại định kỳ.

Việc đánh giá an toàn trong việc tái sử dụng nước ở các khu vực đô thị đối với môi trường trong tình huống cực đoan cần tuân thủ nguyên tắc gì?

Theo Phụ lục B Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12526:2018 (ISO 20761:2018) về Tái sử dụng nước tại khu vực đô thị - Hướng dẫn đánh giá an toàn tái sử dụng nước - Thông số và phương pháp đánh giá thì việc đánh giá an toàn trong việc tái sử dụng nước ở các khu vực đô thị đối với môi trường bao gồm cả một số bước, như hình thành vấn đề về môi trường, phân tích (đặc tính tiếp xúc và ảnh hưởng môi trường) và đặc tính rủi ro như đã gợi ý dưới đây:

(1) Trong bước đặt vấn đề, lựa chọn vùng nước tiếp nhận và đánh giá các điểm cuối phải tùy thuộc tái sử dụng nước, các loài đặc hữu được bảo vệ của địa phương, và các điều kiện sinh thái và môi trường địa phương.

(2) Trong bước đặc tính hóa tiếp xúc, nên ước tính nồng độ môi trường tại một vị trí do tái sử dụng nước gây ra (EECWR), sử dụng số liệu đã điều chỉnh bằng chất ô nhiễm trong nước tái tạo để đánh giá rủi ro tiềm ẩn khi không có sẵn số liệu EECWR của các hóa chất do nước tái tạo gây ra.

(3) Trong bước đặc tính hóa các ảnh hưởng môi trường, các thông số như NOEC và LC50 được lựa chọn. Các thông số này dựa trên số liệu độc chất có sẵn, và các loài đặc hữu được bảo vệ (kể cả những loài quý, nhạy cảm và hiếm) có thể được xem xét trong các phép thử độc tính.

Đối với đánh giá an toàn môi trường của các thông số độc tính, các điều kiện sử dụng tiềm ẩn có thể được đưa ra khi độc tính dưới nước biểu kiến được chọn trong các mẫu nước tái tạo không đậm đặc.

Tái sử dụng nước
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà là gì? Quy định về trang bị Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà?
Pháp luật
Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục (BCMS) có những thành phần chính nào? BCMS có những lợi ích gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN310:2010 về Thép và gang sử dụng phương pháp phân tích hóa học để xác định hàm lượng asen thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10758-2:2016 hướng dẫn chọn chiến lược lấy mẫu, khái quát quá trình lấy mẫu đo hoạt độ phóng xạ ra sao?
Pháp luật
Hệ thống chữa cháy bằng bột là gì? Trong các khu vực được bảo vệ bởi hệ thống chữa cháy bằng bột phải trang bị những gì?
Pháp luật
Dứa quả tươi phải đáp ứng các yêu cầu nào về độ chín? Sai số cho phép về chất lượng trong mỗi lô dứa quả tươi hạng đặc biệt là mấy %?
Pháp luật
Đặc trưng của bệnh tỵ thư ở ngựa là gì? Triệu chứng lâm sàng của ngựa khi mắc bệnh tỵ thư là gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17030:2023 (ISO/IEC 17030:2021) yêu cầu gì về dấu phù hợp của bên thứ ba?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7628-1 : 2007 quy định về kích thước bên trong cabin của thang máy loại I, loại II, loại III như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7507:2016 quy định kiểm tra bằng mắt thường mối hàn nóng chảy ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tái sử dụng nước
211 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tái sử dụng nước Tiêu chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào