Khung xếp hạng đối với tổ chức sự nghiệp công lập ngành giáo dục và đào tạo hiện có bao nhiêu hạng? Bao nhiêu năm thì sẽ tiến hành xếp hạng lại?
- Việc xếp hạng các tổ chức sự nghiệp công lập ngành giáo dục và đào tạo nhằm mục đích gì?
- Khung xếp hạng đối với tổ chức sự nghiệp công lập ngành giáo dục và đào tạo hiện có bao nhiêu hạng?
- Việc xếp hạng các tổ chức sự nghiệp công lập ngành giáo dục và đào tạo cần tuân thủ nguyên tắc gì? Bao nhiêu năm thì sẽ xếp hạng lại?
Việc xếp hạng các tổ chức sự nghiệp công lập ngành giáo dục và đào tạo nhằm mục đích gì?
Theo Điều 2 Quyết định 181/2005/QĐ-TTg quy định về mục đích xếp hạng các tổ chức sự nghiệp công lập như sau:
(1) Tiếp tục kiện toàn và tăng cường công tác quản lý đối với các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập; khắc phục sự thiếu tính thống nhất về phân loại, xếp hạng và khuynh hướng nâng hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập.
(2) Thực hiện phân cấp quản lý cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập thuộc phạm vi quản lý của từng cấp.
(3) Phục vụ cho việc thực hiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, trong đó phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập là một căn cứ để quy định việc áp dụng chế độ phụ cấp chức vụ đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý của từng loại tổ chức theo các mức xếp hạng tương ứng, bảo đảm sự thống nhất trong cả nước.
(4) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập trong từng ngành, lĩnh vực; đổi mới phương thức đầu tư cho mỗi loại tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập theo hệ thống phân loại, xếp hạng.
Khung xếp hạng đối với tổ chức sự nghiệp công lập ngành giáo dục và đào tạo hiện có bao nhiêu khung? Bao nhiêu năm thì sẽ tiến hành xếp hạng lại? (Hình từ Internet)
Khung xếp hạng đối với tổ chức sự nghiệp công lập ngành giáo dục và đào tạo hiện có bao nhiêu hạng?
Căn cứ Điều 8 Quyết định 181/2005/QĐ-TTg thì khung xếp hạng các tổ chức sự nghiệp công lập thuộc ngành giáo dục và đào tạo do Trung ương và địa phương quản lý có mười một hạng. Cụ thể như sau:
(1) Cấp đại học xếp ba hạng, trong đó:
- Đại học quốc gia, Học viện Hành chính quốc gia: hạng đặc biệt;
- Đại học vùng, các trường đại học trọng điểm: hạng một;
- Các trường đại học còn lại: hạng hai.
(2) Các trường cao đẳng (bao gồm cả cao đẳng dạy nghề) xếp hai hạng: hạng ba, hạng bốn.
(3) Các trường trung học chuyên nghiệp (bao gồm cả trung học dạy nghề) xếp ba hạng: hạng bốn, hạng năm, hạng sáu.
(4) Các trường dạy nghề, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm xếp hai hạng: hạng sáu, hạng bảy.
(5) Các trường phổ thông, trong đó:
- Trường trung học phổ thông xếp ba hạng: hạng sáu, hạng bảy, hạng tám;
- Trường trung học cơ sở xếp ba hạng: hạng bảy, hạng tám, hạng chín;
- Trường tiểu học xếp ba hạng: hạng tám, hạng chín, hạng mười;
- Đối với các loại trường gồm cả trung học phổ thông và trung học cơ sở thì xếp hạng theo trường trung học phổ thông; đối với loại trường gồm cả trung học cơ sở và tiểu học thì xếp hạng theo trường trung học cơ sở.
(6) Các trường mầm non xếp hai hạng: hạng chín, hạng mười.
(7) Các Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, các Trung tâm giáo dục thường xuyên, các loại hình trung tâm khác do cấp tỉnh, cấp huyện quản lý xếp năm hạng: hạng ba, hạng bốn, hạng năm, hạng sáu, hạng bảy.
Việc xếp hạng các tổ chức sự nghiệp công lập ngành giáo dục và đào tạo cần tuân thủ nguyên tắc gì? Bao nhiêu năm thì sẽ xếp hạng lại?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 181/2005/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc xếp hạng như sau:
Nguyên tắc
Phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập thực hiện theo những nguyên tắc sau:
1. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, phù hợp với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo chính sách cải cách tiền lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Trên cơ sở phân loại để xếp hạng theo nguyên tắc tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập thuộc hệ thống phân loại nào thì xếp hạng trong cùng hệ thống phân loại đó.
2. Bảo đảm tương quan về thứ bậc và mối quan hệ hợp lý giữa hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc hệ thống tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý của các tổ chức tham mưu, thực thi pháp luật thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
3. Căn cứ vào các nhóm tiêu chí phân loại, xếp hạng và khung xếp hạng quy định tại Quyết định này và những tiêu chí cụ thể do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng ngành, lĩnh vực.
4. Đối với các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập thành lập mới, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập, quy định việc phân loại, xếp hạng tổ chức đó trong Quyết định thành lập.
Theo đó, khi xếp hạng các tổ chức sự nghiệp công lập ngành giáo dục và đào tạo cần tuân thủ những nguyên tắc trên.
Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xếp hạng lại các tổ chức sự nghiệp công lập ngành giáo dục và đạo tạo 05 năm một lần theo quy đinh tại Điều 4 Quyết định 181/2005/QĐ-TTg.
Trong trường hợp đặc biệt, tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập được đầu tư phát triển liên tục bảo đảm đạt tiêu chí cao hơn thì có thể rút ngắn thời gian và được xếp lại vào hạng liền kề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?