Khu vực Đông Nam Á có mấy quốc gia? Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân hiện nay được áp dụng như thế nào?
Khu vực Đông Nam Á có mấy quốc gia?
Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam châu Á, là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a. Đông Nam Á bao gồm một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển rất phức tạp.
Đông Nam Á là một khu vực có sự khác biệt lớn về nền kinh tế, địa lý, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa. Mỗi quốc gia đều có những nét độc đáo và đặc trưng riêng, làm cho khu vực này trở nên đa dạng và phong phú về dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa. Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia, bao gồm:
Brunei
Campuchia
Đông Timor
Indonesia
Lào
Malaysia
Myanmar
Philippines
Singapore
Thái Lan
Việt Nam
Khu vực Đông Nam Á có mấy quốc gia? (Hình từ Internet)
Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân hiện nay được áp dụng như thế nào?
Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân được ban hành vào ngày 15/12/2995.
Theo đó, tại Điều 2 Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (Hiệp ước Băng Cốc) quy định về việc áp dụng hiệp ước như sau:
- Hiệp ước này và Nghị định thư của nó sẽ được áp dụng cho các vùng lãnh thổ, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của các Quốc gia thành viên trong khu vực mà Hiệp ước có hiệu lực.
- Hiệp ước này hoàn toàn không ảnh hưởng tới quyền hoặc việc thực hiện các quyền đó của bất kỳ một Quốc gia nào theo các quy định của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, đặc biệt liên quan tới quyền tự do ở công biển, qua lại vô hại, đi qua các vùng nước quần đảo hoặc quá cảnh của tàu thuyền và tàu bay, và các quyền đó phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc.
Cam kết cơ bản của Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân là gì?
Tại Điều 3 Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (Hiệp ước Băng Cốc) quy định về cam kết cơ bản đối của Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân bao gồm:
- Mỗi Quốc gia thành viên cam kết, dù ở bên trong hay bên ngoài, sẽ không:
(1) Phát triển, sản xuất hoặc tiếp nhận, sở hữu hoặc có được sự kiểm soát vũ khí hạt nhân.
(2) Lưu giữ hoặc vận chuyển vũ khí hạt nhân bằng bất kỳ phương tiện nào hoặc thử hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân.
- Trong lãnh thổ của mình, mỗi Quốc gia thành viên cũng cam kết không cho phép bất kỳ quốc gia nào khác:
(1) Phát triển, sản xuất hoặc tiếp nhận, sở hữu hoặc có được sự kiểm soát vũ khí hạt nhân.
(2) Lưu giữ vũ khí hạt nhân hoặc thử hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân.
- Mỗi Quốc gia thành viên cũng cam kết không:
(2) Nhận chìm ở biển hoặc thải vào khí quyển ở bất cứ nơi nào trong khu vực chất phóng xạ hoặc chất thải phóng xạ
(2) Thải chất phóng xạ hoặc chất thải phóng xạ lên đất liền thuộc lãnh thổ hoặc quyền tài phán của quốc gia khác trừ khi được cho phép theo Khoản 2 (e) thuộc Điều 4 Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân hoặc trong lãnh thổ của mình, cho phép bất kỳ quốc gia nào khác nhận chìm ở biển hoặc thải vào khí quyển chất phóng xạ hoặc chất thải phóng xạ.
- Mỗi Quốc gia thành viên cam kết không:
Tìm kiếm hoặc nhận bất kỳ sự giúp đỡ nào trong Uỷ ban để thực hiện hành vi vi phạm các quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 3 Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân hoặc tiến hành bất kỳ hành động nào để giúp đỡ hoặc khuyến khích Uỷ ban thực hiện hành vi vi phạm các quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 3 Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân
Việc thành lập ủy ban khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 8 Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân quy định về việc thành lập ủy ban khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân như sau:
- Các Quốc gia thành viên quyết định thành lập Uỷ ban Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân, sau đây được gọi là “Uỷ ban”.
- Tất cả các Quốc gia thành viên là thành viên đương nhiên của Uỷ ban. Mỗi Quốc gia thành viên sẽ cử Bộ trưởng Ngoại giao hoặc đại diện của Bộ trưởng Ngoại giao cùng với người dự khuyết và cố vấn để làm đại diện cho mình.
- Uỷ ban có chức năng giám sát việc thực hiện Hiệp ước này và đảm bảo các quy định của Hiệp ước được tuân thủ.
- Uỷ ban sẽ họp khi cần thiết, phù hợp với các quy định của Hiệp ước này, kể cả theo đề nghị của một Quốc gia thành viên. Nếu có thể, kỳ họp của Uỷ ban sẽ được tổ chức cùng với Kỳ họp Bộ trưởng ASEAN.
- Đầu mỗi kỳ họp, Ủy ban sẽ bầu ra Chủ tịch và các viên chức khác như được đề nghị. Những người đó sẽ giữ chức cho đến khi Chủ tịch mới và các viên chức khác được bầu ra trong kỳ họp tiếp theo.
- Trừ khi được quy định khác trong Hiệp ước này, hai phần ba thành viên của Uỷ ban mới tạo thành số đại biểu cần thiết để tiến hành biểu quyết.
- Mỗi thành viên của Uỷ ban có một lá phiếu.
- Trừ khi có quy định khác trong Hiệp ước này, quyết định của Uỷ ban được đưa ra dựa trên sự đồng thuận, hoặc nếu sự đồng thuận không đạt được, thì dựa trên sự ủng hộ của đa số hai phần ba thành viên có mặt và bỏ phiếu.
- Dựa trên đồng thuận, Uỷ ban sẽ đồng ý và thông qua các quy tắc về thủ tục dành cho Uỷ ban cũng như các quy tắc về tài chính điều chỉnh việc tài trợ của Uỷ ban các quy tắc của các cơ quan trợ giúp cho Uỷ ban.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?