Khu nghĩa địa nghĩa trang chôn một lần phải cách khu dân cư bao nhiêu mét? Bản vẽ quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa địa nghĩa trang có tỷ lệ là bao nhiêu?
Khu nghĩa địa nghĩa trang chôn một lần phải cách khu dân cư bao nhiêu mét?
Căn cứ tại tiết 2.13.2 tiểu mục 2.13 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2021/BXD có quy định:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
…
2.13 Yêu cầu về nhà tang lễ, nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
…
2.13.2 Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng
- Nhu cầu đất nghĩa trang (không bao gồm nghĩa trang liệt sỹ), quy mô cơ sở hỏa táng được dự báo dựa trên tỷ lệ tử vong và các hình thức mai táng. Quy mô diện tích các nghĩa trang tập trung phải đảm bảo chỉ tiêu tối thiểu là 0,04 ha/1 000 dân;
- Quy hoạch địa điểm nghĩa trang và cơ sở hỏa táng xây dựng mới không được ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động của các khu chức năng khác và các hoạt động giao thông. Quy hoạch nghĩa trang phải tính đến các phong tục, tập quán về mai táng ở địa phương nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường và sử dụng đất đai hiệu quả, tiết kiệm;
- Quy hoạch nghĩa trang phải xác định được các nghĩa trang hiện hữu cần di dời, đóng cửa hoặc cải tạo và quỹ đất cho việc di dời. Các nghĩa trang và cơ sở hỏa táng hiện hữu không đảm bảo các quy định về khoảng cách ATMT phải thực hiện đánh giá tác động môi trường để bổ sung các giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh theo quy định;
- Khoảng cách ATMT nghĩa trang, cơ sở hỏa táng quy hoạch mới phải đảm bảo các quy định trong Bảng 2.25. đồng thời phải tuân thủ quy định về khu vực bảo vệ đối với điểm lấy nước, công trình cấp nước tại điểm 2.10.1;
- Trường hợp đặc biệt, khi cơ sở hỏa táng đặt ở đầu hướng gió chính của đô thị hoặc khi nghĩa trang đặt ở đầu nguồn nước thì khoảng cách ATMT của các công trình trong cơ sở hỏa táng, nghĩa trang phải tăng lên tối thiểu 1,5 lần;
- Phải bố trí dải cây xanh cách ly quanh khu vực xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng quy hoạch mới với chiều rộng ≥ 10 m;
- Trong vùng ATMT của các công trình thuộc nghĩa trang, cơ sở hỏa táng chỉ được tổ chức các hoạt động canh tác nông, lâm nghiệp, quy hoạch các công trình giao thông, thủy lợi, cung cấp, truyền tải điện, xăng dầu, khí đốt, hệ thống thoát nước, XLNT và các công trình khác thuộc nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, không được bố trí các công trình dân dụng khác;
- Ngoài ra nghĩa trang và cơ sở hỏa táng phải tuân thủ QCVN 07-10:2016/BXD.
Như vậy, theo quy định trên thì khu nghĩa địa nghĩa trang chôn một lần cách khu dân cư 500m.
Khu nghĩa địa nghĩa trang (Hình từ Internet)
Bản vẽ quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa địa nghĩa trang có tỷ lệ là bao nhiêu?
Căn cứ tại điểm b khoản 5 Điều 8 Nghị định 23/2016/NĐ-CP, có quy định về quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng như sau:
Quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
…
5. Hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng gồm:
a) Thuyết minh tổng hợp, thuyết minh tóm tắt; dự thảo quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch; đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung đồ án quy hoạch;
b) Bản vẽ gồm: Bản đồ vị trí và giới hạn khu đất tỷ lệ 1/10.000 - 1/25.000; bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/500 - 1/2.000; bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất tỷ lệ 1/500 - 1/2.000; bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tỷ lệ 1/500 - 1/2.
Như vậy, theo quy định trên thì Bản vẽ quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa địa nghĩa trang có tỷ lệ sau:
- Bản đồ vị trí và giới hạn khu đất tỷ lệ 1/10.000 - 1/25.000;
- Bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/500 - 1/2.000;
- Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất tỷ lệ 1/500 - 1/2.000;
- Bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tỷ lệ 1/500 - 1/2.
Khu nghĩa địa nghĩa trang gây ô nhiễm môi trường thì có bắt buộc phải đóng cửa không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 23/2016/NĐ-CP và khoản 4 Điều 3 Nghị định 98/2019/NĐ-CP có quy định về đóng cửa nghĩa trang như sau:
Đóng cửa nghĩa trang
1. Các nghĩa trang phải đóng cửa khi không còn diện tích sử dụng, gây ô nhiễm môi trường và theo quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch ngành có liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các nhiệm vụ phải thực hiện khi đóng cửa nghĩa trang:
a) Việc đóng cửa nghĩa trang do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân theo phân cấp và được thông báo công khai;
b) Khắc phục ô nhiễm môi trường trước khi đóng cửa nghĩa trang (nếu có);
c) Cải tạo, chỉnh trang lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật, mộ chí và các công trình trong nghĩa trang, trồng cây xanh, thảm cỏ trong và xung quanh nghĩa trang;
d) Các nghĩa trang trong đô thị hoặc trong khu dân cư nông thôn phải có tường rào hoặc hàng rào cây xanh bao quanh với chiều cao đủ bảo đảm cho dân cư xung quanh không bị ảnh hưởng;
đ) Đối với nghĩa trang nằm bên đường quốc lộ phải trồng cây xanh ngăn cách bảo đảm không ảnh hưởng tới mỹ quan, người tham gia giao thông.
Như vậy, theo quy định trên thì khu nghĩa địa nghĩa trang gây ô nhiễm môi trường gây ô nhiễm môi trường phải đóng cửa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?