Khu kinh tế cửa khẩu là gì? Nội dung đề án thành lập khu kinh tế cửa khẩu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?
Khu kinh tế cửa khẩu là gì?
Khu kinh tế cửa khẩu được giải thích theo khoản 15 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:
Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế được thành lập ở khu vực biên giới đất liền và địa bàn lân cận khu vực biên giới đất liền.
Theo đó, khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế được thành lập ở khu vực biên giới đất liền và địa bàn lân cận khu vực biên giới đất liền.
Nội dung đề án thành lập khu kinh tế cửa khẩu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định thế nào?
Đề án thành lập khu kinh tế cửa khẩu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ thành lập khu kinh tế
1. Đề án thành lập khu kinh tế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm các nội dung sau đây:
a) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc thành lập khu kinh tế;
b) Đánh giá hiện trạng, các yếu tố và điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội, các hạn chế và lợi thế so sánh của khu vực dự kiến thành lập khu kinh tế so với các khu vực khác trên địa bàn cả nước;
c) Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện thành lập khu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định này (kèm theo các tài liệu có liên quan);
d) Dự kiến phương hướng phát triển của khu kinh tế gồm: mục tiêu phát triển, quy mô diện tích, tính chất, chức năng của khu kinh tế; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực; định hướng phát triển không gian, các khu chức năng trong khu kinh tế; kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế;
đ) Kiến nghị các giải pháp và tổ chức thực hiện;
e) Thể hiện phương án thành lập khu kinh tế trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000 - 1:25.000.
2. Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập khu kinh tế.
3. Hồ sơ được lập thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc (01 bộ hồ sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ) và 09 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
Như vậy, đề án thành lập khu kinh tế cửa khẩu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm các nội dung sau:
- Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc thành lập khu kinh tế;
- Đánh giá hiện trạng, các yếu tố và điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội, các hạn chế và lợi thế so sánh của khu vực dự kiến thành lập khu kinh tế so với các khu vực khác trên địa bàn cả nước;
- Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện thành lập khu kinh tế (kèm theo các tài liệu có liên quan);
- Dự kiến phương hướng phát triển của khu kinh tế gồm: mục tiêu phát triển, quy mô diện tích, tính chất, chức năng của khu kinh tế; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực; định hướng phát triển không gian, các khu chức năng trong khu kinh tế; kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế;
- Kiến nghị các giải pháp và tổ chức thực hiện;
- Thể hiện phương án thành lập khu kinh tế trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000 - 1:25.000.
Khu kinh tế cửa khẩu là gì? Nội dung đề án thành lập khu kinh tế cửa khẩu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế cửa khẩu được thực hiện như thế nào?
Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế cửa khẩu được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
2. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định tại Điều 15 của Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.
3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập khu kinh tế.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp với cơ quan nhà nước có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ những vấn đề có liên quan.
5. Nội dung thẩm định việc thành lập khu kinh tế bao gồm:
a) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc thành lập khu kinh tế;
b) Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện thành lập khu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định này;
c) Đánh giá phương hướng phát triển của khu kinh tế;
d) Đánh giá các giải pháp và tổ chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Vốn chủ sở hữu của Quỹ Hỗ trợ nông dân?
- Hướng dẫn chi tiết điền mẫu số 07 PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 2024? Người lao động không đóng BHXH có phải báo cáo tình hình sử dụng lao động không?
- Đoạn văn 200 chữ về lối sống biết trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống lớp 11 kết nối tri thức? Đánh giá định kì học sinh lớp 11 ra sao?
- Nhà cao tầng là gì? Có mấy loại nhà cao tầng? Đối tượng quan trắc địa kỹ thuật chính đối với nhà cao tầng là gì?
- Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo theo Thông tư 19/2024 là bao lâu?