Không xác định được nơi cư trú của người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự thì Tòa án có được tạm đình chỉ giải quyết vụ án không?
- Có phải người thừa kế sẽ thay mặt đương sự tiếp tục tham gia vụ án tố tụng dân sự nếu đương sự chết hay không?
- Không xác định được nơi cư trú của người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự thì Tòa án có được tạm đình chỉ giải quyết vụ án không?
- Tóa án giải quyết vấn đề người thừa kế như thế nào để tiếp tục vụ án tố tụng dân sự?
Có phải người thừa kế sẽ thay mặt đương sự tiếp tục tham gia vụ án tố tụng dân sự nếu đương sự chết hay không?
Căn cứ Điều 74 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về trường hợp này như sau:
Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng
1. Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng.
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng vụ án dân sự chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế của người đó sẽ tham gia tố tụng.
Nếu đương sự không để lại di chúc thì việc xác dịnh người thừa kế sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 về hàng thừa kế như sau:
(1) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
(2) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
(3) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Lưu ý: Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Không xác định được nơi cư trú của người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự thì Tòa án có được tạm đình chỉ giải quyết vụ án không? (Hình từ Internet)
Không xác định được nơi cư trú của người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự thì Tòa án có được tạm đình chỉ giải quyết vụ án không?
Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người thừa kế thì có thể áp dụng Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1. Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
b) Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
c) Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế;
d) Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án;
đ) Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;
e) Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;
g) Theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản;
h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
..
Như vậy, trường hợp nguyên đơn và Tòa án không xác định được nơi cư trú của người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Tòa án sẽ tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
Tóa án giải quyết vấn đề người thừa kế như thế nào để tiếp tục vụ án tố tụng dân sự?
Theo khoản 1 mục III Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022 thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong công tác xét xử do Tòa án nhân dân tối cao ban hành có quy định:
KINH DOANH THƯƠNG MẠI
...
“...Đồng thời, Tòa án hướng dẫn nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú (theo quy định tại chương XXV Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015) hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích (theo quy định tại chương XXVI Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015) đối với người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng. Sau khi có kết quả giải quyết việc tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú hoặc có quyết định tuyên bố một người mất tích đối với người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung...”
Như vậy, trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng thì Tòa án sẽ hướng dẫn nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích đối với người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.
Sau khi có kết quả giải quyết việc tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú hoặc có quyết định tuyên bố một người mất tích đối với người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?