Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự phục vụ trong ngạch dự bị có thể bị xử phạt hành chính thế nào?
- Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự phục vụ trong ngạch dự bị có thể bị xử phạt hành chính thế nào?
- Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự phục vụ trong ngạch dự bị thế nào?
- Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự phục vụ trong ngạch dự bị không?
Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự phục vụ trong ngạch dự bị có thể bị xử phạt hành chính thế nào?
Theo điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
Vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định;
c) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định;
d) Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;
đ) Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung, đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này; đăng ký tạm vắng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.
Căn cứ quy định trên thì người không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự phục vụ trong ngạch dự bị có thể bị xử phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo đúng như quy định.
Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự phục vụ trong ngạch dự bị thế nào?
Theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) quy định thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu như sau:
Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu
Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, cụ thể như sau:
...
4. Hành vi phạm hành chính quy định về thời gian có mặt đăng ký; kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; quy định về thời gian đăng ký, đào tạo, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với dự bị động viên và dân quân tự vệ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4; khoản 1 Điều 6; khoản 1 Điều 7; khoản 1 Điều 10, khoản 1 Điều 11 và khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn có mặt được ghi trong lệnh hoặc văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
...
Theo đó, hành vi không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự phục vụ trong ngạch dự bị là thời hiệu xử phạt hành chính được tính từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn có mặt được ghi trong lệnh hoặc văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự phục vụ trong ngạch dự bị có thể bị xử phạt hành chính thế nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự phục vụ trong ngạch dự bị không?
Theo Điều 43a Nghị định 120/2013/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 38 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 4 trong phạm vi địa bàn quản lý.
Theo điểm b khoản 2 Điều 37 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) quy định
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
...
Theo quy định nêu trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự phục vụ trong ngạch dự bị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?