Không thực hiện báo cáo tình hình thay đổi lao động bị xử phạt bao tiền? Thời hạn nộp báo cáo sử dụng lao động là khi nào?
Thời hạn nộp báo cáo sử dụng lao động là khi nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP) có quy định như sau:
Báo cáo sử dụng lao động
...
1. Người sử dụng lao động khai trình việc sử dụng lao động theo Nghị định số 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.
2. Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình thay đổi về lao động trong trường hợp người sử dụng lao động gửi báo cáo bằng bản giấy để cập nhật đầy đủ thông tin theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này
Theo đó, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi là định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12):
Hạn cuối báo cáo tình hình thay đổi lao động trong 06 tháng đầu năm là trước ngày 05/6. Hạn cuối báo báo cáo tình hình thay đổi lao động cuối năm là trước ngày 05/12 của năm đó.
Không thực hiện báo cáo tình hình thay đổi lao động bị xử phạt bao tiền? Thời hạn nộp báo cáo sử dụng lao động là khi nào? (Hình từ Internet)
Không thực hiện báo cáo tình hình thay đổi lao động bị xử phạt bao tiền?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định này;
b) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;
d) Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.
Theo đó, người sử dụng lao động không thực hiện cáo cáo tình hình thay đổi về lao động theo đúng thời hạn quy định sẽ bị phạt từ 05 - 10 triệu đồng. Mức phạt này được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức chậm nộp báo cáo tình hình thay đổi lao động sẽ bị phạt gấp đôi với mức phạt từ 10 - 20 triệu đồng.
Mẫu Báo cáo sử dụng lao động được quy định như thế nào?
Hiện nay Mẫu Báo cáo sử dụng lao động được quy định Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
(1) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận, huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện
(2) Vị trí việc làm phân loại theo:
- Cột (8) Nhà quản lý: Nhóm này bao gồm những nhà lãnh đạo, quản lý làm việc trong các ngành, các cấp và trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có giữ các chức vụ, có quyền quản lý, chỉ huy, điều hành từ trung ương tới cấp xã;
- Cột (9) Chuyên môn kỹ thuật bậc cao: Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm ở trình độ cao (đại học trở lên) trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, sức khỏe, giáo dục, kinh doanh và quản lý, công nghệ thông tin và truyền thông, luật pháp, văn hóa, xã hội;
- Cột (10) Chuyên môn kỹ thuật bậc trung: Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm ở trình độ bậc trung (cao đẳng, trung cấp) về các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, sức khỏe, kinh doanh và quản lý, luật pháp, văn hóa, xã hội, thông tin và truyền thông, giáo viên, giáo dục, công nghệ thông tin.
Tải Mẫu Báo cáo sử dụng lao động do người lao động lập: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm chỉ tiêu thống kê hậu quả thiệt hại của tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội định từ 15/8/2024 thế nào?
- Căn cứ giao đất ở cho cá nhân tại đô thị? Việc sử dụng đất để chỉnh trang đô thị được quy định như thế nào?
- Không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu nào để bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh?
- Trạm thu phí đường bộ nào phải thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng? Quá trình xử lý giao dịch thanh toán thế nào?
- Có được hủy bỏ đơn đăng ký hiến tạng sau khi đã đăng ký không? Thủ tục hủy bỏ đơn đăng ký hiến tạng như thế nào?