Không thanh toán tiền dịch vụ thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh của Sở GDCK Việt Nam có thể bị hủy tư cách thành viên không?
- Không thanh toán tiền dịch vụ thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh của Sở GDCK Việt Nam có thể bị hủy tư cách thành viên không?
- Không thanh toán tiền dịch vụ thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh của Sở GDCK Việt Nam sẽ xử lý vi phạm như thế nào?
- Thời hạn đình chỉ hoạt động đối với thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh được quy định như thế nào?
Không thanh toán tiền dịch vụ thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh của Sở GDCK Việt Nam có thể bị hủy tư cách thành viên không?
Trường hợp hủy bỏ tư cách thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được quy định tại Điều 37 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 như sau:
Hủy bỏ bắt buộc tư cách thành viên
1. Thành viên giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch, thành viên giao dịch công cụ nợ, thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ bị hủy bỏ bắt buộc tư cách thành viên trong các trường hợp sau:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 106 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP;
b) Bị rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán, bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;
c) Bị giải thể, phá sản.
2. Thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh bị hủy bỏ bắt buộc tư cách thành viên trong các trường hợp sau:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư số 58/2021/TT-BTC;
b) Không triển khai hoạt động giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được chấp thuận tư cách thành viên;
c) Sau 60 ngày kể từ ngày Sở GDCK Việt Nam có thông báo ngừng giao dịch để hủy bỏ tự nguyện tư cách thành viên, thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh không hoàn thành các nghĩa vụ theo yêu cầu của Sở GDCK Việt Nam;
d) Bị hợp nhất.
...
Theo quy định vừa nêu thì không có trường nào quy định về việc hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh của công ty chứng khoán khi không thanh toán tiền dịch vụ theo quy định.
Do đó, trường hợp công ty chứng khoán không thanh toán tiền dịch vụ theo quy định của Bộ Tài chính trong vòng 30 ngày sau khi bị Sở GDCK Việt Nam khiển trách sẽ không bị hủy bỏ tư cách thành viên mà sẽ bị xử lý vi phạm theo phương thức khác.
Không thanh toán tiền dịch vụ thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh của Sở GDCK Việt Nam có thể bị hủy tư cách thành viên không? (Hình từ Internet)
Không thanh toán tiền dịch vụ thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh của Sở GDCK Việt Nam sẽ xử lý vi phạm như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 34 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 có quy định như sau:
Đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt chứng khoán phái sinh
1. Sở GDCK Việt Nam đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:
a) Các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều 19 Thông tư số 58/2021/TT-BTC;
b) Không khắc phục được tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Thông tư số 91/2020/TT-BTC ngày 13/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính;
c) Không thanh toán tiền dịch vụ theo quy định của Bộ Tài chính trong vòng 30 ngày sau khi bị Sở GDCK Việt Nam khiển trách;
d) Thành viên bị xử lý vi phạm với hình thức khiển trách hoặc tạm ngừng kết nối giao dịch từ xa, kết nối giao dịch trực tuyến nhưng không khắc phục được tình trạng vi phạm theo thời hạn Sở GDCK Việt Nam yêu cầu hoặc thành viên tiếp tục vi phạm.
...
Như vậy, trong trường hợp công ty chứng khoán (thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh) không thanh toán tiền dịch vụ theo quy định của Bộ Tài chính trong vòng 30 ngày sau khi đã bị Sở GDCK Việt Nam khiển trách thì sẽ đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch.
Thời hạn đình chỉ hoạt động đối với thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh được quy định như thế nào?
Thời hạn đình chỉ hoạt động được quy định tại Điều 35 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 như sau:
Thời gian, phạm vi đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên
1. Trường hợp Sở GDCK Việt Nam đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên theo quy định tại điểm a, d, đ khoản 1 Điều 105 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP, điểm a, b khoản 1 Điều 19 và điểm a, b khoản 1 Điều 21 Thông tư số 58/2021/TT-BTC: thời gian và phạm vi đình chỉ thực hiện theo văn bản của UBCKNN, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
2. Ngoại trừ trường hợp tại khoản 1 Điều này, phạm vi, thời gian đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên như sau:
a) Thời hạn đình chỉ được quy định cụ thể tại quyết định đình chỉ của Sở GDCK Việt Nam. Tổng thời gian đình chỉ tối đa là 90 ngày;
b) Phạm vi đình chỉ hoạt động giao dịch được quy định cụ thể trong quyết định đình chỉ hoạt động giao dịch của Sở GDCK Việt Nam.
Đối với trường hợp đình chỉ hoạt động giao dịch theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 105 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP, điểm b khoản 1 Điều 34 Quy chế này, trong thời hạn 05 ngày làm việc khi hết thời hạn 04 tháng kể từ ngày thành viên bị UBCKNN đặt vào tình trạng kiểm soát hoặc hết thời hạn 01 tháng kể ngày thành viên bị UBCKNN đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt mà không được UBCKNN đưa ra khỏi tình trạng bị kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, Sở GDCK Việt Nam ra quyết định đình chỉ hoạt động mua chứng khoán của thành viên. Việc đình chỉ giao dịch mua chứng khoán kết thúc khi thành viên được UBCKNN đưa ra khỏi tình trạng bị kiểm soát, kiểm soát đặc biệt.
...
Theo quy định thì thời hạn đình chỉ hoạt động của thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh thuộc trường hợp tại điểm a, d, đ khoản 1 Điều 105 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, điểm a, b khoản 1 Điều 19 Thông tư 58/2021/TT-BTC và điểm a, b khoản 1 Điều 21 Thông tư 58/2021/TT-BTC sẽ thực hiện theo theo văn bản của UBCKNN, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
Nếu công ty chứng khoán bị đình chỉ mà không thuộc bất cứ trường hợp nào nêu trên thì thời hạn đình chỉ được quy định cụ thể tại quyết định đình chỉ của Sở GDCK Việt Nam, tổng thời gian đình chỉ tối đa là 90 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?