Không thanh toán lãi suất quá hạn sẽ bị xử lý như thế nào? Mắc lãi suất quá hạn có bị cho vào nhóm nợ xấu không?
Trường hợp nếu bị quá hạn thanh toán trả góp sẽ bị xử lý như sau:
Phải nộp lãi chậm trả khi không thanh toán lãi suất quá hạn
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định về cho vay trả góp cụ thể như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Cho vay trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng của công ty tài chính đối với khách hàng, theo đó công ty tài chính và khách hàng thỏa thuận trả nợ gốc và lãi tiền vay theo nhiều kỳ hạn."
Theo đó, vay trả góp là hình thức vay vốn mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình... giữa người vay với công ty tài chính. Trong hợp đồng vay trả góp giữa công ty tài chính và người vay phải có nội dung về việc xử lý nợ vay, phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại...
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về lãi suất cho vay cụ thể như sau:
"Điều 13. Lãi suất cho vay
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:
a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;
c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
đ) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.
3. Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay. Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.
4. Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
b) Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
c) Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
5. Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất."
Như vậy, trường hợp nếu đến hạn trả góp mà mà người vay không thực hiện việc trả nợ thì sẽ phải trả lãi chậm trả.
Không thanh toán lãi suất quá hạn sẽ bị xử lý như thế nào? Mắc lãi suất quá hạn có bị cho vào nhóm nợ xấu không?
Bị phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại khi không thanh toán lãi suất quá hạn thế nào?
Theo quy định tại Điều 25 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về bị phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại cụ thể như sau:
Điều 25. Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận về việc phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật đối với trường hợp tổ chức tín dụng hoặc khách hàng không thực hiện đúng nội dung trong thỏa thuận cho vay, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư này.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp tổ chức tín dụng và khách hàng có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Theo đó, nếu quá hạn thanh toán trả góp mà không trả sẽ bị phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.
Mắc lãi suất quá hạn có bị cho vào nhóm nợ xấu không?
Trường hợp khách hàng bị bị quá hạn trả nợ, công ty tài chính sẽ phân loại nợ xấu và gửi kết quả phân loại nhóm nợ của khách hàng cho Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC. Và khi khách hàng đã có lịch sử nợ xấu thì sẽ khó vay vốn về sau.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cho thuê nhà là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở theo phương thức đấu giá như thế nào?
- Trang thông tin đấu giá trực tuyến có được hạn chế truy cập của người tham gia đấu giá trực tuyến không?
- Đất có di tích lịch sử văn hóa là gì? Cấp sổ đỏ đối với đất có di tích lịch sử có nhiều người sử dụng đất được thực hiện như thế nào?
- Hợp đồng hợp tác 3 bên là gì? Mẫu hợp đồng hợp tác 3 bên mới nhất? Tải về file word hợp đồng hợp tác 3 bên?
- Giám sát thi công xây dựng công trình là gì? Việc giám sát phải đảm bảo trung thực, khách quan, không vụ lợi?