Không phải là hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại trong trường hợp nào theo quy định của pháp luật?
- Trường hợp nào không được xem là hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật?
- Chủ nguồn thải chất thải nguy hại được lưu giữ chất thải nguy hại trong khoảng thời gian tối đa là bao nhiêu năm?
- Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại khi đang hoạt động phải được trang bị bình chứa dung dịch sođa gia dụng khi nào?
Trường hợp nào không được xem là hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật?
Căn cứ tại Điều 40 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT thì một số trường hợp không phải là hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại được quy định như sau:
Các trường hợp sau đây không phải là hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại, gồm:
- Vận chuyển, bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện, thiết bị, sản phẩm (chưa hết hạn sử dụng, còn giá trị sử dụng theo đúng mục đích ban đầu và chưa được chủ nguồn thải xác định là chất thải) để tiếp tục sử dụng theo đúng mục đích ban đầu.
- Vận chuyển mẫu vật là chất thải nguy hại để mang đi phân tích.
Trong đó, theo quy định tại khoản 20 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Trường hợp nào không được xem là hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Chủ nguồn thải chất thải nguy hại được lưu giữ chất thải nguy hại trong khoảng thời gian tối đa là bao nhiêu năm?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 71 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại như sau:
Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Trách nhiệm chính của chủ nguồn thải chất thải nguy hại được quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung quy định cụ thể như sau:
1. Phân định, phân loại, lưu giữ chất thải nguy hại:
a) Tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại, xác định lượng chất thải nguy hại phải khai báo và quản lý;
b) Có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; lưu giữ chất thải nguy hại trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
c) Chỉ được lưu giữ chất thải nguy hại không quá 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh. Trường hợp lưu giữ quá thời hạn nêu trên do chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi hoặc chưa tìm được cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phù hợp thì phải báo cáo định kỳ hằng năm về việc lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo môi trường định kỳ.
Như vậy, chủ nguồn thải chất thải nguy hại chỉ được lưu giữ chất thải nguy hại không quá 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh.
Lưu ý: trường hợp lưu giữ quá thời hạn nêu trên do chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi hoặc chưa tìm được cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phù hợp thì phải báo cáo định kỳ hằng năm về việc lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo môi trường định kỳ.
Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại khi đang hoạt động phải được trang bị bình chứa dung dịch sođa gia dụng khi nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 37 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT về yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại như sau:
Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại
...
4. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại khi đang hoạt động phải được trang bị các thiết bị, dụng cụ, vật liệu sau:
a) Có đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy;
b) Vật liệu thấm hút (như cát khô hoặc mùn cưa) và dụng cụ cần thiết để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng;
c) Hộp sơ cứu vết thương; bình chứa dung dịch sođa gia dụng để trung hòa khẩn cấp vết bỏng axít trong trường hợp vận chuyển chất thải có tính axít;
d) Thiết bị thông tin liên lạc;
đ) Dấu hiệu cảnh báo lắp linh hoạt tùy theo loại chất thải nguy hại được vận chuyển ít nhất ở hai bên của phương tiện; có dòng chữ “VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI” với chiều cao chữ ít nhất 15 cm kèm theo tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ được đặt cố định ít nhất ở hai bên của phương tiện; vật liệu và mực của dấu hiệu, các dòng chữ nêu trên không bị mờ và phai màu; trường hợp vận chuyển bằng xe gắn máy thì kích thước dấu hiệu cảnh báo được lựa chọn cho phù hợp với thực tế;
e) Các bảng hướng dẫn rút gọn về quy trình vận hành an toàn phương tiện vận chuyển và xếp dỡ hay nạp xả chất thải nguy hại, quy trình ứng phó sự cố (kèm theo danh sách điện thoại của các cơ quan quản lý môi trường, công an, cấp cứu, cứu hỏa của địa phương trên địa bàn hoạt động), đặt ở cabin hoặc khu vực điều khiển theo quy định của pháp luật, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ.
Như vậy, phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại khi đang hoạt động phải được trang bị bình chứa dung dịch sođa gia dụng để trung hòa khẩn cấp vết bỏng axít trong trường hợp vận chuyển chất thải có tính axít.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?