Không lưu hồ sơ về quá trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi thì cơ sở khảo nghiệm có bị phạt không?
- Không lưu hồ sơ về quá trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi thì cơ sở khảo nghiệm có bị phạt không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt cơ sở khảo nghiệm không lưu hồ sơ về quá trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở khảo nghiệm không lưu hồ sơ về quá trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là bao lâu?
Không lưu hồ sơ về quá trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi thì cơ sở khảo nghiệm có bị phạt không?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định 14/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi như sau:
Vi phạm quy định về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi
1. Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo mức phạt sau đây:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở khảo nghiệm không lưu hoặc lưu không đầy đủ hồ sơ về quá trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo quy định;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở khảo nghiệm không có người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở khảo nghiệm không có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loại thức ăn chăn nuôi.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi công bố kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi không trung thực.
3. Hình thức xử phạt bổ sung
Đình chỉ hoạt động khảo nghiệm của cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi đã thực hiện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và điểm c khoản 1, khoản 2 Điều này.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt
....
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, cơ sở khảo nghiệm không lưu hồ sơ về quá trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Thức ăn chăn nuôi (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt cơ sở khảo nghiệm không lưu hồ sơ về quá trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi không?
Theo khoản 3 Điều 37 Nghị định 14/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 6 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt
...
3. Thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, và cao nhất là 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do cơ sở khảo nghiệm không lưu hồ sơ về quá trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 20.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt cơ sở này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở khảo nghiệm không lưu hồ sơ về quá trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 14/2021/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi là 01 năm, trừ trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở khảo nghiệm không lưu hồ sơ về quá trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định gương chiếu hậu xe máy 2025 đáng chú ý tại Nghị định 168? Lỗi không gương xe máy 2025 phạt bao nhiêu?
- Mẫu lời nhận xét học bạ theo Thông tư 27? Cách ghi học bạ tiểu học chi tiết theo Thông tư 27 năm học 2024-2025?
- Mẫu lời nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27? Đánh giá học sinh tiểu học phải đáp ứng các yêu cầu nào?
- Năm 2025, mức phạt hành vi chiếm dải phân cách của đường đôi để trông giữ xe là bao nhiêu tiền?
- Những món quà Tết cho nhân viên ý nghĩa? Xuất hóa đơn quà tết cho nhân viên quy định như thế nào?