Không lấy ý kiến người dân khi quy hoạch đô thị thì có bị xử phạt không? Căn cứ lập quy hoạch đô thị là gì?
Quy hoạch đô thị là gì?
Theo quy định tại Điều 13 Luật xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định quy hoạch xây dựng như sau:
Quy hoạch xây dựng
1. Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch xây dựng khu chức năng là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.
2. Quy hoạch đô thị là quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, bao gồm các loại quy hoạch được quy định tại Luật Quy hoạch đô thị.
Việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch đô thị theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.
3. Quy hoạch nông thôn là quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, bao gồm các loại quy hoạch được quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.
Như vậy, quy hoạch đô thị là quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, bao gồm các loại quy hoạch được quy định tại Luật Quy hoạch đô thị.
Không lấy ý kiến người dân khi quy hoạch đô thị thì có bị xử phạt không? (hình từ internet)
Căn cứ lập quy hoạch đô thị là gì?
Theo quy định tại Điều 13 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định quy hoạch xây dựng như sau:
Quy hoạch xây dựng
...
4. Căn cứ lập quy hoạch xây dựng bao gồm:
a) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực trong cùng giai đoạn phát triển;
b) Quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
c) Quy hoạch thời kỳ trước;
d) Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng và quy chuẩn khác có liên quan;
đ) Bản đồ, tài liệu, số liệu về hiện trạng kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của địa phương.
Như vậy có 05 căn cứ để lập quy hoạch đô thị như sau:
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực trong cùng giai đoạn phát triển;
- Quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
- Quy hoạch thời kỳ trước;
- Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng và quy chuẩn khác có liên quan;
- Bản đồ, tài liệu, số liệu về hiện trạng kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của địa phương.
Không lấy ý kiến người dân khi quy hoạch đô thị thì có bị xử phạt không?
Theo Điều 9 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị như sau:
Vi phạm quy định về lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị
1. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh hoặc đồ án điều chỉnh quy hoạch không đúng yêu cầu, nguyên tắc, nội dung và thời gian quy định;
b) Không lấy ý kiến hoặc lấy ý kiến không đúng quy định của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điều chỉnh, đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng theo quy định;
c) Tổ chức lập bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) không phù hợp với quy hoạch phân khu xây dựng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tổ chức lập lại nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh, đồ án quy hoạch điều chỉnh, trình thẩm định phê duyệt đúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này khi chưa phê duyệt quy hoạch.
b) Buộc tổ chức lấy ý kiến bổ sung của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư có liên quan với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi chưa phê duyệt quy hoạch.
c) Buộc tổ chức lập lại bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật phù hợp với quy hoạch phân khu xây dựng với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng.
Như vậy, nếu không lấy ý kiến của người dân về nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điều chỉnh, đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tổ chức lấy ý kiến bổ sung.
Lưu ý: mức phạt trên áp dụng đối với tổ chức, nếu cá nhân có hành vi vi phạm nêu trên thì sẽ bị phạt mức phạt ½ lần tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?