Không hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn trên công trường có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?
- Công trình xây dựng được hiểu là gì?
- Không hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn trên công trường có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?
- Biện pháp khắc phục hậu quả khi không hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn trên công trường
Công trình xây dựng được hiểu là gì?
Tại điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về khái niệm công trình xây dựng như sau:
"Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước."
Không hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn trên công trường
Không hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn trên công trường có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?
Theo khoản 2 Điều 32 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình được quy định như sau:
"[...] 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Để người lao động không tuân thủ biện pháp kỹ thuật an toàn hoặc vi phạm các quy định về sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân tham gia lao động trong thi công xây dựng công trình;
b) Không lập kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động theo quy định, không lập các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao;
c) Sử dụng thiết bị thi công không có giấy tờ lưu hành, vận hành theo quy định, không kiểm định hoặc đã hết thời gian kiểm định, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nội dung ghi trong giấy tờ lưu hành, vận hành, kiểm định;
d) Không có biển cảnh báo đề phòng tai nạn hoặc không bố trí người hướng dẫn tại những vị trí nguy hiểm trên công trường;
đ) Không bố trí hoặc bố trí người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động không được đào tạo về chuyên ngành an toàn lao động hoặc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng và đáp ứng quy định khác của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
e) Không hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường;
g) Không lập, trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp đảm bảo an toàn cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện trong vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình;
h) Không có quy định cụ thể biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong biện pháp thi công."
Như vậy, theo điểm e khoản 2 Điều 32 Nghị định này, hành vi không hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Biện pháp khắc phục hậu quả khi không hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn trên công trường
Tại khoản 4 Điều 32 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
"4. Biện pháp khắc phục hậu quả (đối với công trình đang thi công xây dựng:
a) Buộc lập kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động theo quy định, lập các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao với các hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc sử dụng thiết bị thi công có đầy đủ giấy tờ lưu hành, vận hành, được kiểm định theo quy định với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
c) Buộc có biển cảnh báo đề phòng tai nạn, bố trí người hướng dẫn tại những vị trí nguy hiểm trên công trường với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
d) Buộc bố trí người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động, huấn luyện, hướng dẫn về an toàn lao động cho người lao động với hành vi quy định tại điểm đ, điểm e khoản 2 Điều này;
đ) Buộc lập, trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp đảm bảo an toàn cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện trong vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình với hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này;
e) Buộc quy định cụ thể biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong biện pháp thi công với hành vi quy định tại điểm h khoản 2 Điều này;
g) Buộc thực hiện đúng phương án, giải pháp phá dỡ theo quy định với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
h) Buộc mua bảo hiểm theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này."
Như vậy, trường hợp không hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn trên công trường ngoài bị phạt tiền theo quy định nêu trên thì còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể là buộc phải bố trí người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động, huấn luyện, hướng dẫn về an toàn lao động cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?