Không gắn mã hiệu cho nguồn giống cây ăn quả lâu năm thì tổ chức có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Tôi có thắc mắc liên quan đến nguồn giống cây ăn quả lâu năm. Cho tôi hỏi không gắn mã hiệu cho nguồn giống cây ăn quả lâu năm thì tổ chức có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Câu hỏi của chị Ngọc Trang ở Bình Phước.

Không gắn mã hiệu cho nguồn giống cây ăn quả lâu năm thì tổ chức có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Theo quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3 Điều 11 Nghị định 31/2016/NĐ-CP về vi phạm quy định về quản lý cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm như sau:

Vi phạm quy định về quản lý cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không gắn mã hiệu cho nguồn giống;
b) Khai thác nguồn giống không đảm bảo đạt các tiêu chí như khi được công nhận, bị nhiễm bệnh nguy hiểm, thoái hóa;
c) Cây có múi S0, cây có múi S1 không được trồng trong nhà lưới đủ tiêu chuẩn ngăn chặn côn trùng trung gian truyền bệnh;
d) Khai thác vật liệu nhân giống vượt quá định mức quy định trong Giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng;
đ) Không lập sổ theo dõi tình hình cung cấp vật liệu nhân giống.
2. Hình thức xử phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng Giấy công nhận cây đầu đòng, vườn cây đầu dòng trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm tại Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc thực hiện gắn mã hiệu cho nguồn giống đối với hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Buộc lập sổ theo dõi tình hình cung cấp vật liệu nhân giống đối với hành vi vi phạm tại Điểm đ Khoản 1 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy nguồn giống bị nhiễm bệnh nguy hiểm, thoái hóa đối với hành vi vi phạm các quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này.

Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 (hai) lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.

Theo quy định trên, tổ chức không gắn mã hiệu cho nguồn giống cây ăn quả lâu năm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị buộc thực hiện gắn mã hiệu cho nguồn giống đối với hành vi vi phạm.

Giống cây ăn quả lâu năm

Giống cây ăn quả lâu năm (Hình từ Internet)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt tổ chức không gắn mã hiệu cho nguồn giống cây ăn quả lâu năm không?

Theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 31/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...

Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật với mức phạt tiền tối đa là 5.000.000 đồng đối với cá nhân, và tối đa là 10.000.000 đồng đối với tổ chức.

Do tổ chức không gắn mã hiệu cho nguồn giống cây ăn quả lâu năm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 20.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền xử phạt tổ chức này.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức không gắn mã hiệu cho nguồn giống cây ăn quả lâu năm là bao lâu?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật là một năm, trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, thực vật, sản phẩm thực vật thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.
2. Thời Điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức không gắn mã hiệu cho nguồn giống cây ăn quả lâu năm là 01 năm.

Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nam giới bán dâm có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Pháp luật
Tái phạm trong vi phạm hành chính là gì? Không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính?
Pháp luật
Đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc về ai?
Pháp luật
Giao quyền xử phạt vi phạm hành chính có bắt buộc phải ghi thông tin Quyết định giao quyền vào phần căn cứ pháp lý không?
Pháp luật
Trách nhiệm hành chính là gì? Đặc điểm của trách nhiệm hành chính? Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Pháp luật
Nộp thuế môn bài bằng cách nào? Nộp thuế môn bài chậm có bị phạt không? Thời gian nộp thuế môn bài là bao lâu?
Pháp luật
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người dưới 16 tuổi tham gia giao thông vi phạm luật giao thông đường bộ thì có bị lập biên bản xử lý vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Cá nhân có hành vi thả đèn trời sẽ bị xử phạt hành chính thế nào? Có áp dụng biện pháp khắc hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung với cá nhân có hành vi này hay không?
Pháp luật
Trường hợp Sở Công Thương kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp về việc thực hiện theo Thông tư số 21/2017/TT-BCT thì kiểm tra ở mức độ nào?
Pháp luật
Đơn vị có hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo bị xử phạt hành chính theo quy định như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi này không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử phạt vi phạm hành chính
825 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử phạt vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử phạt vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào