Không đem theo bằng lái xe ô tô khi đi trên đường thì bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?
- Việc đào tạo để lấy bằng lái xe (giấy phép lái xe) hạng B2 được quy định như thế nào?
- Các điều kiện nào cần thiết để lái xe trên đường?
- Không đem theo bằng lái xe ô tô khi đi trên đường thì bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?
- Nếu bằng lái xe ô tô là bằng quốc tế thì sẽ bị tước như thế nào?
Việc đào tạo để lấy bằng lái xe (giấy phép lái xe) hạng B2 được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Thông tư 12/2017/BGTVT có hướng dẫn về việc lấy bằng lái xe hạng B2 như sau:
"Điều 13. Đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C
1. Thời gian đào tạo
a) Hạng B1:
- Xe số tự động: 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340);
- Xe số cơ khí (số sàn): 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420);
b) Hạng B2: 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420);
c) Hạng C: 920 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 752).
2. Các môn kiểm tra
a) Kiểm tra tất cả các môn học trong quá trình học; môn Cấu tạo và Sửa chữa thông thường và môn Nghiệp vụ vận tải đối với hạng B2 học viên có thể tự học nhưng phải được cơ sở đào tạo kiểm tra;
b) Kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường."
Không đem theo bằng lái xe ô tô khi đi trên đường thì bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?
Các điều kiện nào cần thiết để lái xe trên đường?
Theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì các điều kiện cần thiết của người lái xe tham gia giao thông được quy định như sau:
"Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới."
Không đem theo bằng lái xe ô tô khi đi trên đường thì bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì không đem theo bằng lái xe ô tô khi đi trên đường thì bị xử phạt hành chính, cụ thể:
"Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
...
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)."
Như vậy, đối với hành vi không mang theo bằng lái xe ô tô khi đi trên đường sẽ bị xử phạt lên đến 400.000 đồng. Công an xử phạt bạn như vậy là đúng theo quy định của pháp luật.
Nếu bằng lái xe ô tô là bằng quốc tế thì sẽ bị tước như thế nào?
Theo khoản 6 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP nếu cá nhân có bằng lái xe quốc tế và bị tước thì sẽ thực hiện theo quy định dưới đây:
"Điều 81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
6. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế
a) Thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng không quá thời hạn cư trú còn lại tại Việt Nam của người bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế;
b) Người điều khiển phương tiện sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp có trách nhiệm xuất trình các giấy tờ chứng minh thời gian cư trú còn lại tại Việt Nam (chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú) cho người có thẩm quyền xử phạt để làm cơ sở xác định thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?