Không đánh số thứ tự ghế ngồi xe chở khách, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có bị phạt hành chính?
Không đánh số thứ tự ghế ngồi trên xe chở khách, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có bị phạt hành chính?
Hành vi không đánh số thứ tự ghế ngồi trên xe chở khách của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được quy định tại điểm e khoản 2 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 15 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
đ) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ theo quy định trên xe ô tô chở hành khách về: Biển số xe; khối lượng hành lý miễn cước; số điện thoại đường dây nóng;
e) Không đánh số thứ tự ghế ngồi, giường nằm trên xe ô tô chở hành khách theo quy định;
...
Theo đó, không đánh số thứ tự ghế ngồi trên xe chở khách, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Không đánh số thứ tự ghế ngồi trên xe chở khách, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có bị phạt hành chính? (Hình từ Internet)
Đơn vị kinh doanh vận tải có quyền từ chối vận chuyển hành khách có hành vi gây rối trật tự công cộng?
Quyền hạn của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 69 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách
1. Người kinh doanh vận tải hành khách có các quyền sau đây:
a) Thu cước, phí vận tải;
b) Từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời bến xe, rời vị trí đón, trả hành khách theo hợp đồng vận chuyển những người đã có vé hoặc người trong danh sách hợp đồng có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.
...
Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách có quyền từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời bến xe, rời vị trí đón, trả hành khách theo hợp đồng vận chuyển những người đã có vé hoặc người trong danh sách hợp đồng có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.
Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách có những nghĩa vụ nào?
Nghĩa vụ của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách được quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách
1. Người kinh doanh vận tải hành khách có các quyền sau đây:
a) Thu cước, phí vận tải;
b) Từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời bến xe, rời vị trí đón, trả hành khách theo hợp đồng vận chuyển những người đã có vé hoặc người trong danh sách hợp đồng có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.
2. Người kinh doanh vận tải hành khách có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện đầy đủ các cam kết về chất lượng vận tải, hợp đồng vận tải;
b) Mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính vào giá vé hành khách;
c) Giao vé, chứng từ thu cước, phí vận tải cho hành khách;
d) Bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao;
đ) Chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái quy định của Luật này.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vé và chứng từ thu cước, phí vận tải hành khách.
Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách có những nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện đầy đủ các cam kết về chất lượng vận tải, hợp đồng vận tải;
- Mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính vào giá vé hành khách;
- Giao vé, chứng từ thu cước, phí vận tải cho hành khách;
- Bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao;
- Chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái quy định của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?