Không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính thì có đăng ký cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính không?
Không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính có được xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính không?
Căn cứ Điều 21 Luật Bưu chính 2010 quy định điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ bưu chính như sau:
- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thư có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg) phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính (sau đây gọi là giấy phép bưu chính) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính cấp.
- Doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực bưu chính;
+ Có khả năng tài chính, nhân sự phù hợp với phương án kinh doanh theo nội dung đề nghị được cấp giấy phép;
+ Có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính;
+ Có biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính.
Do đó giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính là một trong các điều kiện để được cấp giấy chứng phép kinh doanh dịch vụ bưu chính. Vì vậy nếu không có giấy chứng nhận trên thì không được xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính.
Tải về mẫu Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh mới nhất năm 2023: Tại Đây
Trong giấy phép bưu chính ghi gì?
Tại Điều 22 Luật Bưu chính 2010 quy định nội dung và thời hạn của giấy phép bưu chính như sau:
- Giấy phép bưu chính có những nội dung chính sau đây:
+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính;
+ Loại hình dịch vụ bưu chính cung ứng;
+ Phạm vi cung ứng dịch vụ bưu chính;
+ Tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ bưu chính cung ứng;
+ Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính;
+ Thời hạn của giấy phép bưu chính.
- Giấy phép bưu chính được cấp với thời hạn không quá 10 năm.
Tẩy xóa giấy phép bưu chính
Tẩy xóa giấy phép bưu chính có bị phạt không?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (khoản 1; khoản 2 và điểm c khoản 6 Điều này được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định vi phạm các quy định về Giấy phép bưu chính như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo không đúng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính khi có thay đổi so với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bưu chính theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính khi có thay đổi so với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bưu chính theo quy định của pháp luật
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Cung ứng dịch vụ bưu chính không đúng với nội dung ghi trong giấy phép;
+ Tẩy xóa, sửa chữa nội dung trong Giấy phép bưu chính;
+ Không bảo đảm mức vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Cung ứng dịch vụ bưu chính nhưng không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính;
+ Mua bán, cầm cố Giấy phép bưu chính;
+ Cho thuê, cho mượn Giấy phép bưu chính; chuyển nhượng Giấy phép bưu chính trái pháp luật.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tước quyền sử dụng Giấy phép bưu chính từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
+ Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính thu hồi Giấy phép bưu chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, các điểm a và c khoản 4 Điều này;
+ Buộc nộp lại giấy phép cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Như vậy, việc tẩy xóa nội dung trong giấy phép bưu chính là sai quy định của pháp luật. Và do đây là cá nhân nên mức phạt bằng 1/2 so với mức phạt với tổ chức, (Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP) nên mức phạt là từ 3.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phụ cấp trách nhiệm là gì? Mức phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức?
- Chi phí bảo trì công trình xây dựng có bao gồm toàn bộ các nội dung chi phí trong thực hiện bảo trì công trình xây dựng không?
- Tổng cục Thuế giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các công việc gì theo quy định của pháp luật?
- Đảng viên ngoại tình có bị khai trừ ra khỏi Đảng không? Đảng viên ly hôn có vi phạm pháp luật không?
- Giáo dục đại học là gì? Giáo dục đại học đào tạo trình độ nào theo quy định pháp luật về giáo dục?