Không có Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì bị xử phạt thế nào? Trường hợp hộ kinh doanh không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền xử lý như thế nào?

Trong địa bàn phường có kiểm tra một hộ kinh doanh làm giá thì phát hiện không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nên đã ra quyết định xử phạt hành chính nhưng hộ kinh doanh này không chấp hành và tiếp tục sản xuất như thường thì phải xử lý thế nào?

Không có Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì bị xử phạt thế nào?

Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

"Điều 18. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (sau đây gọi tắt là GMP) hoặc có Giấy chứng nhận GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2019 mà không thực hiện bổ sung Giấy chứng nhận GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất.”.

Không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì bị xử phạt thế nào

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và người có thẩm quyền trong việc xử lý vi phạm hành chính như thế nào?

Theo Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:

“Điều 73. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.”

Trường hợp hộ kinh doanh không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:

“Điều 86. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 của Luật này.”
2. Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
...”

Như vậy nếu hết thời hạn như hộ kinh doanh vẫn không thực hiện nộp phạt theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền có quyền thực hiện cưỡng chế thực hiện quyết định xử phạt. Có thể thực hiện khấu trừ tiền từ tài khoản của hộ kinh doanh, kê biên tài sản có giá trị tương ứng với tiền phạt hoặc thu tiền, tài sản khác của hộ kinh doanh đó. Ngoài ra còn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời hạn của giấy khám sức khỏe và Giấy chứng nhận ATTP trong bao lâu? Khi cần cấp lại Giấy chứng nhận ATTP thì phải làm thế nào?
Pháp luật
Không có Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì bị xử phạt thế nào? Trường hợp hộ kinh doanh không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền xử lý như thế nào?
Pháp luật
Muốn có Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì cơ sở kinh doanh phải đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Mẫu Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất thịt heo theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu từ 15/02/2023 được quy định thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký thẩm định cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
1,588 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào