Không cho người lao động nghỉ lễ 30/4 và 1/5 theo lịch nghỉ nhà nước thì doanh nghiệp có bị xử phạt không?
Doanh nghiệp bắt ép người lao động đi làm trong ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 thì bị xử phạt như thế nào?
>>> Xem thêm: Nghỉ lễ 30/4 và 1/5 liên tục 05 ngày mà không treo cờ Tổ quốc thì có bị xử phạt không?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên nếu doanh nghiệp có hành vi bắt ép người lao động đi làm trong ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Không cho người lao động nghỉ lễ 30/4 và 1/5 theo lịch nghỉ nhà nước thì doanh nghiệp có bị xử phạt không? (Hình từ Internet)
Không cho người lao động nghỉ lễ 30/4 và 1/5 theo lịch nghỉ nhà nước thì doanh nghiệp có bị xử phạt không?
Theo thông báo từ Chính phủ thì cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trong 05 ngày liên tục bắt đầu từ Thứ Bảy (27/4) đến hết Thứ Tư (1/5).
Đối với doanh nghiệp trong nước, Chính phủ khuyến khích các chủ doanh nghiệp thực hiện hoán đổi ngày làm việc để tạo điều kiện cho người lao động có thể nghỉ liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5 (nghỉ liên tục 04 ngày với doanh nghiệp làm Thứ Bảy và nghỉ liên tục 05 ngày đối với doanh nghiệp nghỉ Thứ Bảy - Chủ Nhật).
Doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo người lao động sẽ được nghỉ lễ 02 ngày trong dịp lễ 30/4 và 1/5 theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019.
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp không cho người lao động nghỉ lễ 30/4 và 1/5 liên tục 05 ngày theo lịch nghỉ của nhà nước sẽ không bị xử phạt.
Trường hợp doanh nghiệp đồng ý tạo điều kiện để người lao động có thể nghỉ lễ liên tục thì ngày làm việc bù sẽ do doanh nghiệp tự sắp xếp để phù hợp với lịch trình làm việc của doanh nghiệp.
Lưu ý: Doanh nghiệp trước khi thực hiện hoán đổi ngày làm việc thì cần trao đổi với người lao động trước để thỏa thuận về ngày làm bù, mức lương của ngày làm việc đó,...
Nếu người lao động nào không muốn thực hiện hoán đổi ngày làm việc mà muốn làm việc và nghỉ lễ 30/4 và 1/5 như thông thường thì doanh nghiệp cũng cần tạo điều kiện cho người lao động.
Để đảm bảo thông nhất về việc hoán đổi ngày làm việc, phía doanh nghiệp có thể lập văn bản thỏa thuận với người lao động.
>>> Tham khảo mẫu văn bản thỏa thuận hoán đổi ngày làm việc sau: TẢI VỀ
Người lao động đi làm vào ngày lễ 30/4 và 1/5 thì được trả lương như thế nào?
Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Theo đó, nếu người lao động đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5 thì được trả ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 nêu trên thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?