Không cập nhật phiên bản mới nhất của phần mềm giao dịch từ xa thì thành viên giao dịch sẽ bị xử lý vi phạm như thế nào?

Cho tôi hỏi trường hợp thành viên giao dịch không cập nhật phiên bản mới nhất của phần mềm giao dịch từ xa thì thành viên giao dịch sẽ bị xử lý vi phạm như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay? Câu hỏi của anh M.T từ TP.HCM.

Phần mềm giao dịch từ xa trong hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là gì?

Tại khoản 12 Điều 2 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 quy định như sau:

Giải thích thuật ngữ và từ viết tắt
Ngoài các thuật ngữ đã được giải thích tại Luật Chứng khoán ngày 26/11/2019 (Luật Chứng khoán), Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (Nghị định số 155/2020/NĐ-CP), Nghị định số 158/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh (Nghị định số 158/2020/NĐ-CP), trong quy chế này, các từ ngữ và cụm từ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Thành viên giao dịch gồm:
a) Thành viên giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch;
b) Thành viên giao dịch công cụ nợ;
c) Thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh.
9. Thành viên giao dịch đặc biệt gồm:
a) Thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ;
b) Thành viên giao dịch đặc biệt chứng khoán phái sinh.
10. Hệ thống giao dịch là hệ thống công nghệ thông tin dùng cho hoạt động giao dịch chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch, công cụ nợ và chứng khoán phái sinh tại Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội.
11. Giao dịch trực tuyến là hoạt động gửi lệnh trực tiếp, tự động từ hệ thống của thành viên kết nối giao dịch trực tuyến vào các hệ thống giao dịch của Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội mà không qua bước nhập lệnh thủ công và tuân theo các quy định hiện hành về giao dịch trên thị trường chứng khoán.
12. Giao dịch từ xa là hoạt động kết nối giao dịch đến Sở GDCK Hà Nội thông qua các máy trạm được cài đặt phần mềm giao dịch từ xa và được đặt tại địa điểm kết nối giao dịch từ xa của thành viên kết nối giao dịch.
13. Hệ thống công bố thông tin điện tử là hệ thống của Sở GDCK Việt Nam được sử dụng để tiếp nhận báo cáo, thông tin công bố của thành viên.
...

Theo quy định trên thì phần mềm giao dịch từ xa là phần mềm quản lý các hoạt động kết nối giao dịch đến Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Không cập nhật phiên bản mới nhất của phần mềm giao dịch từ xa thì thành viên giao dịch sẽ bị xử lý vi phạm như thế nào?

Không cập nhật phiên bản mới nhất của phần mềm giao dịch từ xa thì thành viên giao dịch sẽ bị xử lý vi phạm như thế nào? (Hình từ Internet)

Không cập nhật phiên bản mới nhất của phần mềm giao dịch từ xa thì thành viên giao dịch sẽ bị xử lý vi phạm như thế nào?

Vi phạm về hệ thống công nghệ thông tin được quy định tại Điều 30 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 quy định như sau:

Vi phạm về hệ thống công nghệ thông tin
1. Hình thức nhắc nhở đối với thành viên vi phạm một trong các hành vi sau:
1.1. Về cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin
a) Cho phép các thiết bị CD/DVD, các thiết bị ngoại vi kết nối tới cổng USB Storage trên các thiết bị máy trạm phục vụ hoạt động giao dịch từ xa (ngoại trừ bàn phím, máy in và chuột);
b) Không cập nhật quy trình, quy định, tài liệu nội bộ liên quan tới phần mềm giao dịch theo Quy chế về hệ thống công nghệ thông tin kết nối giao dịch đến Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội;
c) Không bố trí thiết bị kiểm soát ra vào phòng nhập lệnh từ xa hoặc phòng nghiệp vụ nơi đặt máy trạm nhập lệnh, phòng máy chủ hoặc datacenter bằng camera, thẻ từ hoặc các thiết bị chuyên dụng và không lưu trữ dữ liệu kiểm soát ra vào theo quy định;
d) Không triển khai hệ thống công nghệ thông tin theo đúng Tiêu chuẩn cơ sở kỹ thuật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến trên thị trường chứng khoán do UBCKNN ban hành;
đ) Không thực hiện ghi âm, lưu trữ dữ liệu ghi âm liên hệ qua điện thoại tại phòng nhập lệnh từ xa theo quy định;
e) Không trang bị đầy đủ các thiết bị công nghệ thông tin theo yêu cầu của Quy chế về hệ thống công nghệ thông tin kết nối giao dịch đến Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội.
1.2. Về phần mềm giao dịch
a) Không cập nhật phiên bản mới nhất của phần mềm giao dịch từ xa;
b) Không cập nhật quy trình, quy định, tài liệu nội bộ liên quan tới phần mềm giao dịch theo quy định của Sở GDCK Việt Nam.
...

Như vậy, trường hợp không cập nhật phiên bản mới nhất của phần mềm giao dịch từ xa thành viên giao dịch sẽ bị xử lý vi phạm theo hình thức nhắc nhở.

Thành viên giao dịch công cụ nợ có trách nhiệm gì trong việc sử dụng phần mềm giao dịch công cụ nợ?

Nghĩa vụ của thành viên giao dịch công cụ nợ được quy định tại khoản 1 Điều 22 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 quy định như sau:

Nghĩa vụ của thành viên giao dịch công cụ nợ, thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ
1. Thành viên giao dịch công cụ nợ có các nghĩa vụ sau:
a) Nghĩa vụ quy định tại Điều 21 Quy chế này;
b) Giới thiệu, cung cấp và hướng dẫn nhà đầu tư sử dụng phần mềm giao dịch công cụ nợ;
c) Khai báo đầy đủ, chính xác thông tin giao dịch vào hệ thống giao dịch công cụ nợ;
d) Khai báo đầy đủ và chính xác thông tin nhà đầu tư vào hệ thống giao dịch công cụ nợ trước khi thực hiện giao dịch;
đ) Đăng ký hoặc đăng ký lại khi hết hạn thông tin chữ ký số của các tài khoản khi sử dụng hệ thống giao dịch công cụ nợ theo hướng dẫn của Sở GDCK Hà Nội;
e) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.
...

Theo đó, trong việc sử dụng phần mềm giao dịch công cụ nợ thành viên giao dịch có nghĩa vụ giới thiệu, cung cấp và hướng dẫn nhà đầu tư sử dụng phần mềm.

Giao dịch công cụ nợ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức thanh toán tiền trực tiếp trong giao dịch công cụ nợ trên hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gồm những tổ chức nào?
Pháp luật
Tổ chức thanh toán tiền gián tiếp trong giao dịch công cụ nợ có phải là thành viên của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước không?
Pháp luật
Ngân hàng thành viên thanh toán trong giao dịch công cụ nợ phải là ngân hàng thương mại như thế nào?
Pháp luật
Kho bạc nhà nước có phải là thành viên giao dịch công cụ nợ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hay không?
Pháp luật
Giá thực hiện trong các giao dịch công cụ nợ là gì? Giá thực hiện các giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán được tính dựa trên cái gì?
Pháp luật
Phiếu xác nhận kết quả giao dịch in từ hệ thống giao dịch công cụ nợ có được dùng làm căn cứ pháp lý để đối chiếu khi phát sinh tranh chấp không?
Pháp luật
Tổ chức mở tài khoản trực tiếp là ngân hàng thương mại tạm không đủ khả năng thanh toán tiền giao dịch công cụ nợ thì được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thế nào?
Pháp luật
Việc thanh toán giao dịch mua, bán công cụ nợ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán được thực hiện theo phương thức thanh toán theo từng giao dịch đúng không?
Pháp luật
Không cập nhật phiên bản mới nhất của phần mềm giao dịch từ xa thì thành viên giao dịch sẽ bị xử lý vi phạm như thế nào?
Pháp luật
Kho bạc nhà nước tự nguyện hủy bỏ tư cách tham gia giao dịch công cụ nợ thì cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao dịch công cụ nợ
208 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao dịch công cụ nợ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào