Không cần nộp Phiếu lý lịch tư pháp khi thi tuyển công chức 2024? Quyết định 498/QĐ-TTg 2024 về cắt giảm thủ tục hành chính ra sao?
- Quyết định 498/QĐ-TTg đề xuất phương án như thế nào về bỏ yêu cầu nộp phiếu lý lịch tư pháp trong thi tuyển công chức?
- Phiếu lý lịch tư pháp là gì? Hiện nay có mấy loại phiếu lý lịch tư pháp?
- Hiện nay Phiếu lý lịch tư pháp được sử dụng với mục đích gì trong thi tuyển công chức?
- Mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là bao nhiêu?
Quyết định 498/QĐ-TTg đề xuất phương án như thế nào về bỏ yêu cầu nộp phiếu lý lịch tư pháp trong thi tuyển công chức?
Căn cứ Mục 1 Phần III Phương án ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TTg năm 2024 đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa, cải cách quy định về thủ tục thi tuyển công chức trong lĩnh vực nội vụ như sau:
- Nội dung đơn giản hóa:
+ Bỏ yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp từ phía cá nhân, thay bằng biện pháp cơ quan tuyển dụng chủ động yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 ngày 17 tháng 6 năm 2009.
+ Lý do: tạo thuận lợi giảm thời gian và chi phí xã hội và thực hiện quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan nhà nước.
- Kiến nghị thực thi:
+ Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; bổ sung quy định cơ quan tuyển dụng yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
+ Lộ trình thực hiện: năm 2024 - 2025.
Như vậy, việc thay đổi đơn giản hóa quy trình, bỏ yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp trong quá trình tuyển dụng công chức dự kiến sẽ được thực hiện trong giai đoạn năm 2024 đến 2025.
Đề xuất theo Quyết định 498/QĐ-TTg năm 2024 sẽ rút ngắn thời gian và chi phí cho các cá nhân và tổ chức bằng cách chuyển trách nhiệm yêu cầu cấp phiếu này từ cá nhân sang cơ quan tuyển dụng.
Đề xuất này đồng thời kiến nghị sửa đổi và bổ sung quy định liên quan trong Nghị định 138/2020/NĐ-CP. Lộ trình thực hiện đề xuất từ năm 2024 đến 2025. Nếu áp dụng được sẽ giúp tiết kiệm thời gian và giảm bớt gánh nặng chi phí cho cá nhân và cơ quan nhà nước trong quá trình tuyển dụng và quản lý công chức.
Không cần nộp Phiếu lý lịch tư pháp khi thi tuyển công chức 2024? Quyết định 498/QĐ-TTg 2024 về cắt giảm thủ tục hành chính ra sao? (Hình từ Internet)
Phiếu lý lịch tư pháp là gì? Hiện nay có mấy loại phiếu lý lịch tư pháp?
(1) Phiếu lý lịch tư pháp
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định:
Giải thích từ ngữ
...
4. Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
...
Như vậy, Phiếu lý lịch tư pháp là một loại tài liệu được cấp bởi cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và có giá trị pháp lý.
(2) Phân loại phiếu lý lịch tư pháp
Căn cứ khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định:
Phiếu lý lịch tư pháp
1. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:
a) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này;
b) Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
...
Như vậy, theo quy định trên Phiếu lý lịch tư pháp có hai loại.
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định Điều 42 Luật Lý lịch tư pháp 2009 bao gồm:
+ Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
+ Tình trạng án tích:
++ Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;
++ Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;
++ Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.
+ Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
++ Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
++ Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp số 2 theo quy định Điều 43 Luật Lý lịch tư pháp 2009 bao gồm:
+ Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
+ Tình trạng án tích:
++ Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;
++ Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.
+ Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
++ Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
++ Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Hiện nay Phiếu lý lịch tư pháp được sử dụng với mục đích gì trong thi tuyển công chức?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định Phiếu lý lịch tư pháp là tài liệu bắt buộc phải có nhằm hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng khi cá nhân nhận được thông báo kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển phải đến cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng.
Mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 244/2016/TT-BTC quy định về mức phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp như sau:
- Mức phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp với người bình thường: 200.000 đồng/lần/người.
- Mức phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ): 100.000 đồng/lần/người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?