Không áp dụng thuế chống trợ cấp chính thức thì thuế chống trợ cấp tạm thời đã thu có được hoàn trả kèm lãi suất không?
- Cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời khi có những căn cứ gì?
- Sau khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp tạm thời bên bị yêu cầu có thể gửi cam kết loại trừ trợ cấp tới Cơ quan điều tra trong thời hạn bao lâu?
- Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định không áp dụng thuế chống trợ cấp chính thức thì thuế chống trợ cấp tạm thời đã thu có được hoàn trả kèm lãi suất không?
Cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời khi có những căn cứ gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 89 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định:
Áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Việc áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra. Mức thuế chống trợ cấp tạm thời không được vượt quá mức trợ cấp trong kết luận sơ bộ.
Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời là không quá 120 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời có hiệu lực. Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời nhưng không quá 60 ngày.
...
Theo đó, việc áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra.
Lưu ý:
Mức thuế chống trợ cấp tạm thời không được vượt quá mức trợ cấp trong kết luận sơ bộ. Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời là không quá 120 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời có hiệu lực. Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời nhưng không quá 60 ngày.
Không áp dụng thuế chống trợ cấp chính thức thì thuế chống trợ cấp tạm thời đã thu có được hoàn trả kèm lãi suất không? (Hình từ Internet)
Sau khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp tạm thời bên bị yêu cầu có thể gửi cam kết loại trừ trợ cấp tới Cơ quan điều tra trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ Điều 38 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định:
Áp dụng biện pháp cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp
1. Sau khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và chậm nhất 30 ngày trước khi kết thúc giai đoạn điều tra, nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra hoặc chính phủ của Bên bị yêu cầu trong trường hợp điều tra chống trợ cấp (sau đây gọi là Bên đề nghị) có thể gửi cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp (sau đây gọi là cam kết) bằng văn bản tới Cơ quan điều tra.
...
Theo đó, sau khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp tạm thời, bên bị yêu cầu trong trường hợp điều tra chống trợ cấp (sau đây gọi là bên đề nghị) có thể gửi cam kết bằng văn bản loại trừ trợ cấp tới Cơ quan điều tra trong thời hạn chậm nhất 30 ngày trước khi kết thúc giai đoạn điều tra.
Cũng theo quy định tại Điều 38 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, bên bị yêu cầu gửi cam kết loại trừ trợ cấp phải đảm bảo bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Phạm vi hàng hóa;
- Giá tham chiếu bao gồm giá tự xác định, mức tăng giá, phương án điều chỉnh giá;
- Nghĩa vụ thông báo định kỳ;
- Nghĩa vụ hợp tác với Cơ quan điều tra trong quá trình thực hiện cam kết;
- Các nội dung khác do Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
Lưu ý:
Cơ quan điều tra chỉ xem xét cam kết của bên đề nghị đã hợp tác đầy đủ trong giai đoạn điều tra. Trong quá trình xem xét cam kết, Cơ quan điều tra có thể đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết. Trường hợp bên đề nghị chấp nhận điều chỉnh nội dung cam kết, bên đề nghị phải gửi cho Cơ quan điều tra văn bản cam kết sau khi điều chỉnh.
Ngoài ra, cơ quan điều tra sẽ tiến hành thông báo công khai nội dung cam kết cho các bên liên quan. Các bên liên quan có quyền gửi ý kiến bình luận bằng văn bản trong thời hạn được quy định trong thông báo. Trong trường hợp nội dung cam kết có chứa thông tin yêu cầu bảo mật, bên đề nghị thực hiện bảo mật theo quy định pháp luật.
Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định không áp dụng thuế chống trợ cấp chính thức thì thuế chống trợ cấp tạm thời đã thu có được hoàn trả kèm lãi suất không?
Căn cứ khoản 6 Điều 68 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định:
Nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại
...
4. Không thu khoản chênh lệch về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức cao hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.
5. Hoàn lại khoản chênh lệnh về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức thấp hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.
6. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức thì thuế phòng vệ thương mại tạm thời đã thu hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế phòng vệ thương mại tạm thời phải được hoàn lại.
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định:
Hoàn trả thuế phòng vệ thương mại
1. Việc hoàn trả thuế phòng vệ thương mại thực hiện theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 68 của Luật Quản lý ngoại thương.
2. Các khoản thuế phòng vệ thương mại được hoàn trả theo quy định tại khoản 1 Điều này không được tính lãi suất.
3. Thủ tục hoàn trả thuế phòng vệ thương mại thực hiện như thủ tục hoàn thuế nhập khẩu nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Theo đó, trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định không áp dụng thuế chống trợ cấp chính thức thì thuế chống trợ cấp tạm thời phải được hoàn lại.
Như vậy, trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định không áp dụng thuế chống trợ cấp chính thức thì thuế chống trợ cấp tạm thời đã thu không được hoàn trả kèm lãi suất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?