Không áp dụng phương pháp thử không phá hủy xác định cường độ nén của bê tông nặng trong trường hợp nào?
- Không áp dụng phương pháp thử không phá hủy xác định cường độ nén của bê tông nặng trong những trường hợp nào?
- Khi áp dụng phương pháp thử không phá hủy xác định cường độ nén của bê tông nặng phải đảm bảo những nguyên tắc chung nào?
- Thiết bị sử dụng để xác định độ cứng bề mặt của bê tông khi áp dụng phương pháp thử không phá hủy được quy định như thế nào?
Không áp dụng phương pháp thử không phá hủy xác định cường độ nén của bê tông nặng trong những trường hợp nào?
Không áp dụng phương pháp thử không phá hủy xác định cường độ nén của bê tông nặng trong những trường hợp được quy định tại tiểu mục 1.3 Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9335:2012 như sau:
- Bê tông có cường độ nén nhỏ hơn 10 MPa hoặc lớn hơn 35 MPa;
- Bê tông sử dụng các loại cốt liệu có đường kính lớn hơn 70 mm;
- Bê tông bị nứt, rỗ hoặc có các khuyết tật;
- Bê tông bị phân tầng hoặc là hỗn hợp của nhiều loại bê tông khác nhau;
- Bê tông có chiều dày theo phương thí nghiệm nhỏ hơn 100 mm.
Xác định cường độ nén của bê tông nặng (Hình từ Internet)
Khi áp dụng phương pháp thử không phá hủy xác định cường độ nén của bê tông nặng phải đảm bảo những nguyên tắc chung nào?
Khi áp dụng phương pháp thử không phá hủy xác định cường độ nén của bê tông nặng phải đảm bảo những nguyên tắc chung được quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9335:2012 như sau:
Nguyên tắc chung
3.1. Phương pháp xác định cường độ nén của tiêu chuẩn này dựa trên mối tương quan giữa cường độ nén của bê tông (R) với hai số đo đặc trưng của phương pháp không phá hoại là vận tốc xuyên (v) của siêu âm và độ cứng bề mặt của bê tông qua trị số (n) đo được trên súng thử bê tông loại bật nẩy (quan hệ R-v, n). Ngoài ra, còn sử dụng những số liệu kĩ thuật có liên quan đến thành phần bê tông.
3.2. Cường độ nén của bê tông được xác định bằng biểu đồ hoặc bảng tra thông qua vận tốc siêu âm và trị số bật nẩy đo được trên bê tông cần thử. Giá trị này bằng cường độ nén của một loại bê tông quy ước gọi là bê tông tiêu chuẩn dùng để xây dựng Hình 1, Bảng 7. Một số thành phần đặc trưng của bê tông tiêu chuẩn được quy định như sau:
- Xi măng poóc lăng PC30
- Hàm lượng xi măng 350 kg/m3
- Cốt liệu lớn: đá dăm với đường kính lớn nhất Dmax = 40 mm
- Cốt liệu nhỏ: cát vàng có Mn từ 2,0 đến 3,0
3.3. Nếu bê tông cần thử có thành phần khác nhau với bê tông tiêu chuẩn thì cường độ nén của bê tông được hiệu chỉnh bằng các hệ số ảnh hưởng.
3.4. Để xác định được cường độ nén của bê tông cần thử, phải có những số liệu kĩ thuật liên quan đến thành phần bê tông thử: loại xi măng, hàm lượng xi măng sử dụng cho 1 m3 bê tông, loại cốt liệu lớn và đường kính lớn nhất của nó (Dmax).
3.5. Trong trường hợp có mẫu lưu, cần sử dụng kết hợp mẫu lưu để xác định cường độ nén của bê tông. Số mẫu lưu sử dụng không ít hơn 6 mẫu.
3.6. Khi không có đầy đủ những số liệu kĩ thuật liên quan đến thành phần bê tông cần thử thì kết quả thu được chỉ mang tính chất định tính.
Thiết bị sử dụng để xác định độ cứng bề mặt của bê tông khi áp dụng phương pháp thử không phá hủy được quy định như thế nào?
Thiết bị sử dụng để xác định độ cứng bề mặt của bê tông khi áp dụng phương pháp thử không phá hủy được quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9335:2012 như sau:
Thiết bị và phương pháp đo
...
4.2. Thiết bị sử dụng để xác định độ cứng bề mặt của bê tông.
4.2.1. Thiết bị sử dụng để xác định độ cứng bề mặt của bê tông là súng thử bê tông loại bật nẩy thông dụng (N) với năng lượng va đập từ 0,225 kgm đến 3 kgm.
4.2.2. Súng phải được kiểm tra trên đe chuẩn trước khi sử dụng và phải đảm bảo được những tính năng đã ghi trong catalô của máy. Những nguyên tắc về sử dụng, bảo quản, kiểm tra và hiệu chỉnh súng phải tuân theo tiêu chuẩn TCVN 9334:2012.
4.3. Phương pháp đo
4.3.1. Bề mặt bê tông cần thử phải phẳng, nhẵn, không ướt, không có khuyết tật, nứt, rỗ. Nếu trên bề mặt bê tông có lớp vữa trát hoặc lớp trang trí thì trước khi đo phải được đập bỏ và mài phẳng vùng sẽ kiểm tra.
4.3.2. Vùng kiểm tra trên bề mặt bê tông phải có diện tích không nhỏ hơn 400 cm2. Trong mỗi vùng, tiến hành đo ít nhất 4 điểm siêu âm và 10 điểm bằng súng, theo thứ tự đo siêu âm trước, đo bằng súng sau. Nên tránh đo theo phương đổ bê tông.
4.3.3. Công tác chuẩn bị và tiến hành đo siêu âm phải tuân theo tiêu chuẩn TCVN 9357:2012. Vận tốc siêu âm của một vùng () là giá trị trung bình của vận tốc siêu âm tại các điểm đo trong vùng đó (vi). Thời gian truyền của xung siêu âm tại một điểm đo trong vùng so với giá trị trung bình không được vượt quá ± 5%. Những điểm đo không thỏa mãn điều kiện này phải loại bỏ trước khi tính vận tốc siêu âm trung bình của vùng thử.
...
Theo đó, thiết bị sử dụng để xác định độ cứng bề mặt của bê tông khi áp dụng phương pháp thử không phá hủy được quy định như sau:
- Thiết bị sử dụng để xác định độ cứng bề mặt của bê tông là súng thử bê tông loại bật nẩy thông dụng (N) với năng lượng va đập từ 0,225 kgm đến 3 kgm.
- Súng phải được kiểm tra trên đe chuẩn trước khi sử dụng và phải đảm bảo được những tính năng đã ghi trong catalô của máy. Những nguyên tắc về sử dụng, bảo quản, kiểm tra và hiệu chỉnh súng phải tuân theo tiêu chuẩn TCVN 9334:2012.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?