Khoản thu nhập nào của người lao động tính đóng và không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định mới nhất?
Thế nào là bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014, quy định như sau:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.”
Theo đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được áp dụng cho những đối tượng nhất định theo quy định của pháp luật. Trong đó người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải tuân thủ các quy định chung về mức đóng, phương thức, thời gian đóng để được hưởng các chế độ từ bảo hiểm xã hội…
Bảo hiểm xã hội bắt buộc khác với bảo hiểm xã hội tự nguyện ở chỗ bảo hiểm xã hội tự nguyện người tham gia được phép lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Không phải người lao động nào cũng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó, những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bao gồm:
- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Như vậy bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng cho rất nhiều các đối tượng khác nhau. Việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ giúp người lao động được hưởng nhiều lợi ích hơn so với bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Lợi ích của bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì bao gồm 5 chế độ, cụ thể như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.”
Ngoài các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp mang tính chia sẻ giữa người khỏe mạnh với người bị ốm đau, tai nạn rủi ro; chế độ hưu trí trong chính sách bảo hiểm xã hội đang được thiết kế rất có lợi cho người lao động với mức hưởng đang cao hơn nhiều so với mức đóng góp.
Ngoài ra, người hưởng lương hưu còn được hưởng chính sách bảo hiểm y tế do Quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm, khi qua đời thân nhân được hưởng chế độ mai táng và trợ cấp tuất, theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng chế độ tử tuất với những quy định cụ thể như sau:
Về trợ cấp mai táng được quy định tại Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Trợ cấp mai táng
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định tại Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
+ Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
+ Đang hưởng lương hưu;
+ Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.
- Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
+ Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
+ Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
- Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
Như vậy, việc tham gia bảo hiểm xã hội là hoàn toàn có lợi đối với người lao động.
Khoản thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định hiện nay?
Khoản thu nhập tính đóng và không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
…
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
…”
Cụ thể, theo quy định tại Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì các khoản thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.”
Như vậy, các khoản thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ bao gồm:
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh;
- Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên;
- Các khoản bổ sung khác theo quy định của hai bên.
Khoản thu nhập không tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định hiện nay?
Theo khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH thì các khoản thu nhập không tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, cụ thể:
- Thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động;
- Tiền thưởng sáng kiến;
- Tiền ăn giữa ca;
- Khoản hỗ trợ xăng xe;
- Khoản hỗ trợ điện thoại;
- Khoản hỗ trợ đi lại;
- Khoản hỗ trợ tiền nhà ở;
- Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ;
- Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ;
- Hỗ trợ người lao động có thân nhân bị chết;
- Hỗ trợ người lao động có người thân kết hôn;
- Chi tiền nhân dịp sinh nhật của người lao động;
- Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động;
- Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp;
- Phụ cấp chuyên cần không phải đóng bảo hiểm xã hội
- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo quy định tại tiết điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mọi trường hợp CSGT dừng xe người tham gia giao thông thì đều xử lý vi phạm giao thông đúng không?
- Thời gian nghỉ không lương tối đa đối với công chức, viên chức là bao lâu? Thời gian nghỉ không lương có tính vào thời gian làm việc tính phép năm?
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?