Khoản phí bảo hiểm nhân thọ mà doanh nghiệp mua cho người lao động có tính vào khoản thu nhập chịu thuế của người lao động hay không?
Bảo hiểm nhân thọ bao gồm những loại bảo hiểm nào?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010) quy định về các loại bảo hiểm nhân thọ như sau:
“Điều 7. Các loại nghiệp vụ bảo hiểm
1. Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
a) Bảo hiểm trọn đời;
b) Bảo hiểm sinh kỳ;
c) Bảo hiểm tử kỳ;
d) Bảo hiểm hỗn hợp;
đ) Bảo hiểm trả tiền định kỳ;
e) Bảo hiểm liên kết đầu tư;
g) Bảo hiểm hưu trí.
..."
Doanh nghiệp có phải đóng thuế TNCN đối với thu nhập từ bảo hiểm nhân thọ không?
Bảo hiểm nhân thọ có phải là loại bảo hiểm bắt buộc phải tham gia hay không?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về bảo hiểm bắt buộc như sau:
"Điều 8. Bảo hiểm bắt buộc
1. Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.
Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.
2. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
a) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách;
b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;
c) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
d) Bảo hiểm cháy, nổ.
3. Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Chính phủ trình ủy ban thường vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác."
Theo đó, bảo hiểm nhân thọ không nằm trong số những bảo hiểm bắt buộc phải tham gia theo quy định pháp luật. Bảo hiểm nhân thọ chỉ là một loại bảo hiểm để đảm bảo sức khỏe cho người tham gia bảo hiểm trong trường hợp cần thiết tại một thời điểm nào đó ở tương lai.
Khoản phí bảo hiểm nhân thọ mà doanh nghiệp mua cho người lao động có tính vào khoản thu nhập chịu thuế của người lao động hay không?
Theo tiết đ.2 điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:
"Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
...
đ.2) Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí), ... mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm, ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả.”
Ngoài ra tại khoản 6 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 14 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định về căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công như sau:
"Điều 7. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công
...
6. Căn cứ tính thuế đối với tiền tích lũy mua bảo hiểm không bắt buộc là khoản tiền phí tích luỹ mua bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động và tỷ lệ khấu trừ 10%.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, người lao động chưa phải tính vào thu nhập chịu thuế khi người sử dụng lao động mua bảo hiểm. Đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Trường hợp khoản phí tích luỹ được trả nhiều lần thì tiền thuế được khấu trừ theo tỷ lệ 10% tương ứng với từng lần trả tiền phí tích luỹ.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp trước khi trả lương cho người lao động.
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm theo dõi riêng phần phí bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động để làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân.”
Trường hợp Công ty mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam thì Công ty có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp trước khi trả lương cho người lao động.
Trường hợp Công ty mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thì đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, Công ty bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần Công ty mua cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?