Khoa Phục hồi chức năng tại các cơ sở khám chữa bệnh có chức năng và nhiệm vụ thế nào? Tại khoa cần tổ chức các bộ phận gì?
Khoa Phục hồi chức năng tại các cơ sở khám chữa bệnh có chức năng và nhiệm vụ thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 46/2013/TT-BYT và Điều 7 Thông tư 46/2013/TT-BYT có quy định về chức năng và nhiệm vụ của khoa Phục hồi chức năng tại các cơ sở y tế như sau:
* Về chức năng: Khoa Phục hồi chức năng là đơn vị lâm sàng thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, có chức năng khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh.
* Về nhiệm vụ của khoa Phục hồi chức năng:
- Khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng tại khoa Phục hồi chức năng và các khoa khác trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo các hình thức nội trú, ngoại trú và phục hồi chức năng ban ngày.
- Cung cấp và hướng dẫn sử dụng dụng cụ trợ giúp cho người bệnh.
- Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về phục hồi chức năng, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp.
Khoa Phục hồi chức năng tại các cơ sở khám chữa bệnh (Hình từ Internet)
Tại khoa Phục hồi chức năng của các cơ sở khám chữa bệnh cần tổ chức các bộ phận gì?
Theo Điều 8 Thông tư 46/2013/TT-BTC có quy định khoa Phục hồi chức năng tại các cơ sở y tế tối thiểu phải có các bộ phận sau:
- Hành chính;
- Vật lý trị liệu;
- Điều trị nội trú.
Ngoài các bộ phận nêu trên cơ sở khám chữa bệnh căn cứ vào quy mô giường bệnh và yêu cầu về hoạt động phục hồi chức năng của cơ sở để tổ chức khoa phục hồi chức năng có thêm một hoặc một số bộ phận sau đây:
- Hoạt động trị liệu;
- Tâm lý trị liệu;
- Ngôn ngữ trị liệu.
Nhân lực của khoa Phục hồi chức năng tại cơ sở khám chữa bệnh được quy định thế nào?
Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 46/2013/TT-BYT quy định tại khoa Phục hồi chức năng của các cơ sở khám chữa bệnh phải có các chức danh chuyên môn quy định tại Điều 4 Thông tư 46/2013/TT-BYT phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và phạm vi hoạt động chuyên môn của đơn vị, cụ thể gồm có:
(1) Bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng là bác sỹ đã được đào tạo định hướng chuyên khoa phục hồi chức năng trở lên và được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về phục hồi chức năng theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng có nhiệm vụ khám bệnh, chẩn đoán bệnh, chỉ định điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh.
(2) Y sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng là y sỹ đã được đào tạo định hướng chuyên khoa phục hồi chức năng và được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về phục hồi chức năng theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
(3) Cử nhân kỹ thuật y học là người được đào tạo về chuyên ngành vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu trình độ đại học.
(4) Cử nhân ngôn ngữ (âm ngữ) trị liệu là người được đào tạo về chuyên ngành ngôn ngữ trị liệu trình độ đại học.
(5) Kỹ thuật viên vật lý trị liệu là người được đào tạo chuyên ngành vật lý trị liệu có trình độ trung cấp hoặc người được đào tạo chuyên ngành điều dưỡng có trình độ từ trung cấp trở lên và đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về vật lý trị liệu ít nhất 03 (ba) tháng tại các cơ sở đào tạo do Bộ Y tế quy định; được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về phục hồi chức năng theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
(6) Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu là người được đào tạo chuyên ngành hoạt động trị liệu có trình độ trung cấp hoặc người được đào tạo chuyên ngành điều dưỡng có trình độ từ trung cấp trở lên và đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hoạt động trị liệu ít nhất 03 (ba) tháng tại các cơ sở đào tạo do Bộ Y tế quy định;
Được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về phục hồi chức năng theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
(7) Kỹ thuật viên ngôn ngữ (âm ngữ) trị liệu là người được đào tạo chuyên ngành ngôn ngữ trị liệu có trình độ trung cấp hoặc người được đào tạo chuyên ngành điều dưỡng có trình độ từ trung cấp trở lên và đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về ngôn ngữ trị liệu ít nhất 03 (ba) tháng tại các cơ sở đào tạo do Bộ Y tế quy định;
Được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về phục hồi chức năng theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
(8) Kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình là người được đào tạo chuyên ngành dụng cụ chỉnh hình có trình độ trung cấp và được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về phục hồi chức năng theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
* Ngoài các chức danh chuyên môn nêu trên việc chỉ định, tham gia thực hiện phụ hồi chức năng còn có các chức danh chuyên môn về chấn thương chỉnh hình, y học thể thao, bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa, điều dưỡng và các chức danh chuyên môn khác có kiến thức, kỹ năng về phục hồi chức năng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?