Khoa đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh có chức năng gì? Khoa đột quỵ có những bộ phận chuyên môn nào?
Khoa đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh có chức năng gì?
Khoa đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh có chức năng được quy định tại Điều 11 Thông tư 47/2016/TT-BYT như sau:
Chức năng của khoa đột quỵ
Khoa đột quỵ là khoa lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện các chức năng như của đơn vị đột quỵ và điều trị nội khoa toàn diện cho người bệnh đột quỵ.
Như vậy, theo quy định trên thì khoa đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh khoa lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện các chức năng như của đơn vị đột quỵ và điều trị nội khoa toàn diện cho người bệnh đột quỵ.
Khoa đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh có chức năng gì? Khoa đột quỵ có những bộ phận chuyên môn nào? (Hình từ Internet)
Khoa đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh có những nhiệm vụ nào?
Khoa đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 12 Thông tư 47/2016/TT-BYT như sau:
Nhiệm vụ của khoa đột quỵ
1. Thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị đột quỵ quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
2. Điều trị nội khoa tích cực, toàn diện cho người bệnh đột quỵ.
3. Thực hiện hoặc phối hợp với các đơn vị chuyên môn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện can thiệp mạch cho người bệnh đột quỵ.
Theo đó tại Điều 8 Thông tư 47/2016/TT-BYT như sau:
Nhiệm vụ của đơn vị đột quỵ
1. Thực hiện các nhiệm vụ của đội đột quỵ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
2. Cấp cứu, chẩn đoán, điều trị cho người bệnh đột quỵ, bao gồm:
a) Cấp cứu, chăm sóc người bệnh đột quỵ.
b) Chẩn đoán xác định nhanh đột quỵ: Phối hợp với khoa chẩn đoán hình ảnh và các khoa liên quan để chẩn đoán xác định nhanh đột quỵ.
c) Điều trị nội khoa tích cực: Phối hợp với các khoa liên quan trong điều trị tích cực cho người bệnh đột quỵ.
d) Sử dụng thuốc tiêu huyết khối: phối hợp với các khoa liên quan để thực hiện điều trị thuốc tiêu huyết khối nếu có chỉ định.
đ) Can thiệp mạch: Phối hợp với các khoa liên quan để thực hiện can thiệp mạch cấp cứu nếu có chỉ định.
e) Phẫu thuật: Phối hợp với các bác sỹ phẫu thuật thần kinh và các chuyên gia liên quan hội chẩn và xử trí cho người bệnh nếu có chỉ định phẫu thuật thần kinh.
g) Phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ: Phối hợp với khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng để thực hiện phục hồi chức năng cho người bệnh theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng.
3. Vận chuyển người bệnh đột quỵ: Khi vượt quá khả năng chuyên môn, đơn vị đột quỵ thông báo và tham gia vận chuyển người bệnh về khoa đột quỵ hoặc trung tâm đột quỵ gần nhất.
4. Dự phòng tái phát đột quỵ.
5. Xây dựng, cập nhật hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về đột quỵ.
6. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong cơ sở khám, chữa bệnh, mạng lưới khám, chữa bệnh đột quỵ trong cấp cứu, chẩn đoán, điều trị đột quỵ.
7. Truyền thông, giáo dục sức khỏe và tư vấn về phòng, chống đột quỵ.
Như vậy, theo quy định trên thì khoa đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh có những nhiệm vụ được quy định như trên.
Khoa đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh có những bộ phận chuyên môn nào?
Khoa đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh có những bộ phận chuyên môn được quy định tại Điều 13 Thông tư 47/2016/TT-BYT như sau:
Cơ cấu tổ chức của khoa đột quỵ
Khoa đột quỵ được tổ chức các bộ phận chuyên môn như quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này. Tùy theo điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và yêu cầu của hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ, khoa đột quỵ có thể tổ chức thêm các bộ phận khác.
Theo đó tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 47/2016/TT-BYT như sau:
Cơ cấu tổ chức của đơn vị đột quỵ
1. Đơn vị đột quỵ là đơn vị thuộc khoa nội thần kinh, hoặc khoa cấp cứu, hoặc khoa hồi sức tích cực, hoặc khoa tim mạch của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
2. Các bộ phận chuyên môn:
a) Cấp cứu thần kinh - đột quỵ;
b) Điều trị tích cực thần kinh - đột quỵ cấp;
c) Điều trị đột quỵ bán cấp;
d) Phục hồi chức năng thần kinh - đột quỵ;
đ) Kỹ thuật (thực hiện một số chẩn đoán nhanh);
e) Tư vấn;
g) Tổ đột quỵ.
3. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định cơ cấu tổ chức của đơn vị đột quỵ quy định tại Khoản 2 Điều này và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận chuyên môn của đơn vị đột quỵ tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, theo quy định trên thì khoa đột quỵ của cơ sở khám chữa bệnh có những bộ phận chuyên môn sau:
- Cấp cứu thần kinh - đột quỵ;
- Điều trị tích cực thần kinh - đột quỵ cấp;
- Điều trị đột quỵ bán cấp;
- Phục hồi chức năng thần kinh - đột quỵ;
- Kỹ thuật (thực hiện một số chẩn đoán nhanh);
- Tư vấn;
- Tổ đột quỵ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông được giảng dạy cho học sinh nào trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Cách tính lương tháng 13 mới nhất năm 2025 chi tiết? Làm hết tháng 12 có được thưởng tháng 13 không?
- Công trình hết tuổi thọ thiết kế có thực hiện kiểm định xây dựng không? Chi phí kiểm định xây dựng được xác định bằng cách nào?
- Tiêu chuẩn cụ thể của Trợ lý Tổng Bí thư? Nguyên tắc tuyển chọn, sử dụng trợ lý Tổng Bí thư? Tuổi bổ nhiệm, tuổi công tác của trợ lý Tổng Bí thư?
- Mẫu đơn đề nghị học sát hạch để cấp giấy phép lái xe 2025 theo Thông tư 35/2024 như thế nào?