Kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng trên bờ tại Việt Nam là gì? Khi lựa chọn địa điểm xây dựng trong giai đoạn thiết kế kho chứa phải khảo sát, đánh giá những vấn đề gì?
- Kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng trên bờ tại Việt Nam là gì?
- Lựa chọn địa điểm đặt kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng trên bờ tại Việt Nam phải đảm bảo các yêu cầu chung nào?
- Khi lựa chọn địa điểm xây dựng trong giai đoạn thiết kế kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng trên bờ tại Việt Nam phải khảo sát, đánh giá những vấn đề gì?
Kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng trên bờ tại Việt Nam là gì?
Kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng trên bờ tại Việt Nam được giải thích theo tiểu mục 3 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2022/BCT quy định:
Khí thiên nhiên hóa lỏng (Liquefied Natural Gas, LNG)
Là sản phẩm hydrocacbon ở thể lỏng, có nguồn gốc từ khí thiên nhiên với thành phần chủ yếu là metan (công thức hóa học: CH4, tên tiếng Anh: Liquefied Natural Gas (viết tắt là LNG)); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LNG ở thể khí và khi được làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LNG chuyển sang thể lỏng.
Kho chứa LNG (LNG Receiving Terminal)
Là nơi tiếp nhận LNG bằng đường thủy hoặc đường bộ hoặc đường sắt. Tại đây, LNG được tiếp nhận, tồn chứa trong các bể chứa, có thể được hóa khí, vận chuyển bởi hệ thống phân phối khí tới các hộ tiêu thụ khí. Kho chứa LNG có thể có hoặc không có hệ thống hóa khí. Kho chứa LNG được giới hạn bởi vị trí đầu vào của LNG (dạng lỏng) và đầu ra (dạng lỏng hoặc khí).
Theo đó, khí thiên nhiên hóa lỏng là sản phẩm hydrocacbon ở thể lỏng, có nguồn gốc từ khí thiên nhiên với thành phần chủ yếu là metan (công thức hóa học: CH4, tên tiếng Anh: Liquefied Natural Gas (viết tắt là LNG));
Tại nhiệt độ, áp suất bình thường LNG ở thể khí và khi được làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LNG chuyển sang thể lỏng.
Như vậy, kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng trên bờ tại Việt Nam là nơi tiếp nhận LNG bằng đường thủy hoặc đường bộ hoặc đường sắt.
Tại đây, LNG được tiếp nhận, tồn chứa trong các bể chứa, có thể được hóa khí, vận chuyển bởi hệ thống phân phối khí tới các hộ tiêu thụ khí. Kho chứa LNG có thể có hoặc không có hệ thống hóa khí. Kho chứa LNG được giới hạn bởi vị trí đầu vào của LNG (dạng lỏng) và đầu ra (dạng lỏng hoặc khí).
*Khí thiên nhiên hóa lỏng: viết tắt là LNG
Kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng trên bờ tại Việt Nam (Hình từ Internet)
Lựa chọn địa điểm đặt kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng trên bờ tại Việt Nam phải đảm bảo các yêu cầu chung nào?
Yêu cầu chung khi lựa chọn địa điểm đặt kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng trên bờ tại Việt Nam được nêu ở tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2022/BCT cụ thể:
Lựa chọn địa điểm và bố trí mặt bằng
2.1 Yêu cầu chung
Việc lựa chọn địa điểm đặt kho chứa và bố trí mặt bằng bên trong phạm vi kho phải được quyết định dựa trên các đánh giá chi tiết nhằm xác định các mối nguy tiềm ẩn có thể ảnh hưởng tới an toàn cho con người và môi trường xung quanh kho.
Các mối nguy phải được đánh giá thông qua các bản đánh giá chi tiết, trong đó phải bao gồm các biện pháp phòng tránh cũng như giảm thiểu tác động của các mối nguy này.
...
Theo đó, lựa chọn địa điểm đặt kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng trên bờ tại Việt Nam phải đảm bảo các yêu cầu chung sau:
Việc lựa chọn địa điểm đặt kho chứa và bố trí mặt bằng bên trong phạm vi kho phải được quyết định dựa trên các đánh giá chi tiết nhằm xác định các mối nguy tiềm ẩn có thể ảnh hưởng tới an toàn cho con người và môi trường xung quanh kho.
Các mối nguy phải được đánh giá thông qua các bản đánh giá chi tiết, trong đó phải bao gồm các biện pháp phòng tránh cũng như giảm thiểu tác động của các mối nguy này.
Khi lựa chọn địa điểm xây dựng trong giai đoạn thiết kế kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng trên bờ tại Việt Nam phải khảo sát, đánh giá những vấn đề gì?
Các vấn đề tối thiểu cần khảo sát, đánh giá khi lựa chọn địa điểm xây dựng trong giai đoạn thiết kế kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng trên bờ tại Việt Nam được nêu ở tiết 2.2 tiểu mục 2 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2022/BCT phải bao gồm:
- Khảo sát đất nền bao gồm các khảo sát địa kỹ thuật và nước ngầm;
- Khảo sát/Đánh giá nguy cơ động đất;
- Khảo sát địa hình nhằm đảm bảo độ phân tán và thoát chất lỏng và chất khí khi có sự cố tràn và/hoặc rò rỉ;
- Nghiên cứu xác định các nguồn dòng điện rò (từ các nguồn điện cao thế xung quanh);
- Khảo sát môi trường biển và các hướng tiếp cận từ biển (đối với kho có hệ thống cảng biển);
- Tình trạng giao thông đường thủy nội địa (đối với kho có hệ thống cảng xuất/nhập đường thủy nội địa);
- Chất lượng và nhiệt độ nước biển;
- Các chế độ thủy triều trong năm và trong nhiều năm;
- Khí tượng thủy văn trong khu vực, đặc biệt chú ý tới hướng và cường độ gió theo mùa;
- Các nguy cơ ngập lụt bất thường do thời tiết hoặc sóng thần;
- Ảnh hưởng hai chiều các công trình công nghiệp và dân dụng xung quanh, đặc biệt quan tâm tới các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, sân vận động và các quy hoạch đường giao thông và các khu công nghiệp trong khu vực;
- Khoảng cách an toàn đến các công trình lân cận có thể ảnh hưởng đến an toàn vận hành kho LNG.
*Lưu ý:
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2022/BCT quy định các yêu cầu an toàn trong quá trình thiết kế, vận hành, bảo dưỡng cho kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cố định trên bờ, được giới hạn bởi vị trí đầu vào của LNG (dạng lỏng) và đầu ra (dạng lỏng hoặc khí).
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng cho kho chứa LNG có sức chứa trên 200 tấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?