Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc quản lý quỹ ngân sách nhà nước?
- Kinh phí hoạt động của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp từ đâu?
- Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc quản lý quỹ ngân sách nhà nước?
- Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có phải báo cáo số liệu thu, chi ngân sách nhà nước cho Ủy ban nhân dân cấp xã không?
Kinh phí hoạt động của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp từ đâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quyết định 1618/QĐ-BTC năm 2019 quy định về biên chế và kinh phí hoạt động của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
Biên chế và kinh phí hoạt động
1. Kinh phí hoạt động của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh được cấp từ nguồn kinh phí của Kho bạc Nhà nước và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Biên chế của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh do Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước quyết định trong tổng biên chế được giao.
Như vậy, kinh phí hoạt động của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp từ nguồn kinh phí của Kho bạc Nhà nước và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Kinh phí hoạt động của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp từ đâu? (Hình từ Internet)
Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc quản lý quỹ ngân sách nhà nước?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Quyết định 1618/QĐ-BTC năm 2019 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước.
2. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn, kiểm tra các Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định.
4. Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định của pháp luật:
a) Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cấp có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
5. Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
...
Như vậy, trong việc quản lý quỹ ngân sách nhà nước thì Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước;
Tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh;
Thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định của pháp luật;
(2) Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
(3) Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có phải báo cáo số liệu thu, chi ngân sách nhà nước cho Ủy ban nhân dân cấp xã không?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Quyết định 1618/QĐ-BTC năm 2019 quy định như sau:
Quan hệ giữa Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh với Ủy ban nhân dân các cấp
1. Được Ủy ban nhân dân cùng cấp tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ và chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Ủy ban nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật.
2. Có trách nhiệm tham mưu, đề xuất, kiến nghị với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức quản lý, điều hành ngân sách nhà nước và huy động vốn cho ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về số liệu thu, chi ngân sách nhà nước và các hoạt động của Kho bạc Nhà nước có liên quan theo quy định với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện thông tin báo cáo về số liệu thu, chi ngân sách nhà nước cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định.
Như vậy, Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện thông tin báo cáo số liệu thu, chi ngân sách nhà nước cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?