Kho bạc Nhà nước là cơ quan độc lập hay là cơ quan trực thuộc Bộ nào? Kho bạc Nhà nước được tổ chức như thế nào?
Kho bạc Nhà nước là cơ quan độc lập hay là cơ quan trực thuộc Bộ nào?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 26/2015/QĐ-TTg Quy định về vị trí và chức năng của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Vị trí và chức năng
1. Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
2. Kho bạc Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính.
- Kho bạc Nhà nước thực hiện các chức năng sau:
+ Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước;
+ Quản lý ngân quỹ nhà nước;
+ Tổng kế toán nhà nước;
+ Thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Kho bạc Nhà nước anh có thể tham khảo tại Điều 2 Quyết định 26/2015/QĐ-TTg.
Kho bạc Nhà nước là cơ quan độc lập hay là cơ quan trực thuộc Bộ nào? (Hình từ Internet)
Kho bạc Nhà nước được tổ chức như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 26/2015/QĐ-TTg Quy định về cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Cơ cấu tổ chức
Kho bạc Nhà nước được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất.
1. Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở Trung ương:
a) Vụ Tổng hợp - Pháp chế;
b) Vụ Kiểm soát chi;
c) Vụ Kho quỹ;
d) Vụ Hợp tác quốc tế;
đ) Vụ Thanh tra - Kiểm tra;
e) Vụ Tổ chức cán bộ;
g) Vụ Tài vụ - Quản trị;
h) Văn phòng;
i) Cục Kế toán nhà nước;
k) Cục Quản lý ngân quỹ;
l) Cục Công nghệ thông tin;
m) Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước;
n) Trường Nghiệp vụ Kho bạc;
o) Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia.
Các tổ chức quy định từ Điểm a đến Điểm m Khoản này là tổ chức hành chính giúp Tổng Giám đốc thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định tại Điểm n và Điểm o là tổ chức sự nghiệp.
2. Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở địa phương:
a) Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh) trực thuộc Kho bạc Nhà nước.
b) Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện) trực thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
Kho bạc Nhà nước được tổ chức điểm giao dịch tại các địa bàn có khối lượng giao dịch lớn theo quy định của pháp luật.
Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, Kho bạc Nhà nước cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Kho bạc Nhà nước.
Kho bạc Nhà nước được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất bao gồm các Cơ quan Kho bạc Nhà nước kể trên.
Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 26/2015/QĐ-TTg Quy định về lãnh đạo của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Lãnh đạo
1. Kho bạc Nhà nước có Tổng Giám đốc và không quá 03 Phó Tổng Giám đốc.
2. Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng Giám đốc là người đứng đầu Kho bạc Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Kho bạc Nhà nước. Phó Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Kho bạc Nhà nước có Tổng Giám đốc và không quá 03 Phó Tổng Giám đốc.
Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp các mẫu báo cáo kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh?
- Thông tư phân loại phim mới nhất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch? Tải về Thông tư phân loại phim mới nhất?
- Miêu tả ở mức độ quá mức Phim 18+ là gì? Hành vi bạo lực trong phim 18+ không được miêu tả ở mức độ quá mức?
- Hướng dẫn Đổi CCCD hết hạn online 2025 trên cổng dịch vụ công quốc gia? Thủ tục đổi Căn cước công dân hết hạn 2025 ra sao?
- Ngày 25 1 có sự kiện gì? Ngày 25 1 cung gì? Ngày 25 1 CBCCVC chính thức nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ?