Khiếu nại và khiếu kiện khác nhau thế nào? Quyền của người khiếu nại và người khiếu kiện được quy định thế nào?
Khiếu nại và khiếu kiện khác nhau thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 về khiếu nại như sau:
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Theo Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:
a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;
c) Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
Theo quy định trên, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của chủ thể có thẩm quyền khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Còn khiếu kiện là việc thông qua con đường tố tụng, khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Đối tượng khởi kiện hành chính là những đối tượng được quy định tại Điều 30 nêu trên.
Khiếu nại và khiếu kiện khác nhau thế nào? Quyền của người khiếu nại và người khiếu kiện được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Quyền của người khiếu nại được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại 2011 về quyền của người khiếu nại như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;
b) Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
c) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
d) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
đ) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
...
Theo đó, người khiếu nại có những quyền được quy định tại khoản 1 Điều 12 nêu trên.
Trong đó có quyền nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Người khiếu kiện có những quyền gì?
Căn cứ Điều 56 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện
Người khởi kiện có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
1. Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 55 của Luật này;
2. Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
Theo Điều 55 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của đương sự như sau:
Quyền, nghĩa vụ của đương sự
Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng, bao gồm:
1. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa;
2. Nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật;
3. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu;
4. Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án nếu có thay đổi địa chỉ, nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án;
5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Tòa án;
...
Như vậy, người khiếu kiện có những quyền được quy định tại Điều 56 nêu trên.
Trong đó có quyền thay đổi nội dung yêu cầu khiếu kiện, nếu thời hiệu khiếu kiện vẫn còn. Và rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khiếu kiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?