Khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước là gì? Việc khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước được thực hiện theo hình thức nào?
Khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 10/2023/QĐ-KTNN quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước là việc người khiếu nại thực hiện thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét lại hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán (sau đây gọi là hành vi kiểm toán); xem xét lại đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi là kết quả kiểm toán) và xem xét lại quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước (sau đây gọi là quyết định xử phạt) khi có căn cứ cho rằng hành vi kiểm toán, kết quả kiểm toán và quyết định xử phạt đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người khiếu nại, người kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nhà nước là đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán thực hiện quyền khiếu nại, kiến nghị.
Như vậy, khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước là việc người khiếu nại thực hiện thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét lại các việc sau khi có căn cứ cho rằng hành vi kiểm toán, kết quả kiểm toán và quyết định xử phạt đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình:
(i) Xem xét lại hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán;
(ii) Xem xét lại đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước
(iii) Xem xét lại quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
Khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước là gì? Việc khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước được thực hiện theo hình thức nào? (hình từ internet).
Việc khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước được thực hiện theo hình thức nào?
Theo căn cứ tại Điều 5 Quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 10/2023/QĐ-KTNN quy định như sau:
Hình thức khiếu nại
1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại gửi Tổng Kiểm toán nhà nước, kèm theo thông tin, chứng cứ bổ sung (nếu có) chứng minh cho khiếu nại là có căn cứ và hợp pháp. Cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện việc khiếu nại thông qua người đại diện theo pháp luật.
2. Đơn khiếu nại phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại;
b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
c) Tên, ngày, tháng, năm của văn bản bị khiếu nại; tên, số hiệu thẻ Kiểm toán viên của thành viên Đoàn kiểm toán (nếu có), tên Đoàn kiểm toán bị khiếu nại;
d) Nội dung khiếu nại;
đ) Lý do khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại;
e) Chữ ký, con dấu (nếu có) của người khiếu nại;
g) Các giấy tờ, tài liệu khác kèm theo (nếu có).
Như vậy, việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại. Đơn khiếu nại được gửi đến Tổng Kiểm toán nhà nước, kèm theo thông tin, chứng cứ bổ sung (nếu có) chứng minh cho khiếu nại là có căn cứ và hợp pháp. Cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện việc khiếu nại thông qua người đại diện theo pháp luật.
Lưu ý: Đơn khiếu nại phải bao gồm các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
- Tên, ngày, tháng, năm của văn bản bị khiếu nại; tên, số hiệu thẻ Kiểm toán viên của thành viên Đoàn kiểm toán (nếu có), tên Đoàn kiểm toán bị khiếu nại;
- Nội dung khiếu nại;
- Lý do khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại;
- Chữ ký, con dấu (nếu có) của người khiếu nại;
- Các giấy tờ, tài liệu khác kèm theo (nếu có).
Trong khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, đơn khiếu nại không có chữ ký của người khiếu nại thì có được thụ lý giải quyết khiếu nại không?
Theo khoản 4 Điều 8 Quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 10/2023/QĐ-KTNN quy định như sau:
Các trường hợp không thụ lý giải quyết khiếu nại
Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không thụ lý giải quyết:
1. Kết quả kiểm toán, hành vi kiểm toán và quyết định xử phạt không liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
2. Người khiếu nại không cung cấp thông tin, chứng cứ (nếu có) chứng minh cho khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp;
3. Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;
4. Khiếu nại không bằng hình thức đơn khiếu nại theo quy định tại Điều 5 Quy định này. Đơn khiếu nại không có chữ ký, con dấu (nếu có) của người khiếu nại;
5. Khiếu nại về kết quả kiểm toán, quyết định xử phạt không phải do Kiểm toán nhà nước phát hành hoặc khiếu nại về hành vi không thuộc nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;
6. Thời hiệu khiếu nại kiểm toán đã hết theo quy định mà không có lý do chính đáng;
7. Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại hoặc người khiếu nại rút đơn khiếu nại.
Như vậy, đơn khiếu nại không có chữ ký của người khiếu nại thì không được thụ lý giải quyết khiếu nại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?