Khi xuất cảnh thì thẻ tạm trú của người nước ngoài có bị chấm dứt hiệu lực không? Có cần phải làm lại thẻ tạm trú không?
Khi xuất cảnh thì thẻ tạm trú của người nước ngoài có bị chấm dứt hiệu lực không? Có cần phải làm lại thẻ tạm trú không?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau:
Các trường hợp được miễn thị thực
...
2. Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật này.
...
Tại Điều 20 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định về điều kiện nhập cảnh như sau:
Điều kiện nhập cảnh
1. Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của Luật này.
Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng;
b) Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
2. Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử nhập cảnh phải đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định.
Theo đó, sử dụng thẻ tạm trú thì được miễn thị thực, người nước ngoài được nhập cảnh không cần thị thực nếu đang có thẻ tạm trú còn hạn.
Khi người này xuất cảnh thì thẻ tạm trú của họ không bị chấm dứt hiệu lực, nếu họ nhập cảnh trở lại trong thời hạn thẻ tạm trú thì vẫn được miễn thị thực. Trường hợp của chị không cần làm lại thẻ tạm trú.
Thẻ tạm trú của người nước ngoài có bị chấm dứt hiệu lực
(Hình từ Internet)
Thời hạn của thẻ tạm trú được quy định như thế nào?
Thời hạn của thẻ tạm trú theo Điều 38 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định như sau:
1) Thời hạn thẻ tạm trú được cấp ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.
2) Thẻ tạm trú có ký hiệu ĐT1 có thời hạn không quá 10 năm.
3) Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, LV1, LV2, LS, ĐT2 và DH có thời hạn không quá 05 năm.
4) Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, ĐT3, TT có thời hạn không quá 03 năm.
5) Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ1, LĐ2 và PV1 có thời hạn không quá 02 năm.
6) Thẻ tạm trú hết hạn được xem xét cấp thẻ mới.
Thủ tục cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài quy định như thế nào?
Thủ tục cấp thẻ tạm trú được quy định tại Điều 37 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 15 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định như sau:
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú bao gồm:
+ Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;
+ Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;
+ Hộ chiếu;
+ Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này.
- Giải quyết cấp thẻ tạm trú như sau:
+ Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của nước ngoài tại Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3 tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao;
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Luật này tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú.
Dẫn chiếu đến Điều 36 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định cụ thể các trường hợp được cấp thẻ tạm trú và ký hiệu thẻ tạm trú gồm:
1) Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú bao gồm:
- Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ;
- Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT.
2) Ký hiệu thẻ tạm trú được quy định như sau:
- Thẻ tạm trú quy định tại điểm a khoản 1 Điều này ký hiệu NG3;
- Thẻ tạm trú quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có ký hiệu tương tự ký hiệu thị thực.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ theo quy định trên thì Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Luật này tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?